Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Với vai trò là cơ quan được giao điều phối, dẫn dắt tiến trình Chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, Bộ TT&TT đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp, đồng thời giảm áp lực giấy tờ, công việc lên các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đưa vào sử dụng để người dân có thể tự thực hiện 100% các bước tại nhà còn thấp; chất lượng dịch vụ công trực tuyến như sự đơn giản, thuận tiện, nhanh, an toàn, an ninh mạng vẫn còn thấp, chưa đạt kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp khi so sánh dịch vụ thuộc khu vực tư.
Cùng với đó, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình hiện cũng còn thấp, chưa giảm tải cho các cán bộ nghiệp vụ, công chức tại bộ phận một cửa. Nhiều trường hợp còn làm tăng công việc, khi phải xử lý song song trên bản giấy và bản điện tử, dẫn đến gây khó khăn, bức xúc cho cả công chức và người dân, doanh nghiệp.
Khảo sát của Bộ TT&TT đã chỉ ra 6 lý do khiến người dân không hài lòng về dịch vụ công trực tuyến
Kết quả khảo sát được Bộ TT&TT thực hiện trong tháng 3/2023 tại 12 Bộ, ngành, địa phương cũng đã chỉ ra 6 nhóm nguyên nhân người dân không hài lòng hoặc gặp lỗi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, với tỷ lệ tương ứng là: 36% do lỗi của Cổng dịch vụ công; 25% do thủ tục hành chính phức tạp, làm trực tiếp dễ và nhanh hơn trực tuyến; 10% do lỗi khi thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công; 5% do lỗi kết nối mạng của người dân; 3% do lỗi của thiết bị đầu cuối của người dân và 14% là các nguyên nhân khác.
Nửa đầu năm 2023, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ góc độ trải nghiệm của người sử dụng với cổng dịch vụ công của 20 Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, chỉ có 11 Bộ, ngành, địa phương có cổng dịch vụ công đạt mức tốt.
Đặc biệt, ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề với các Bộ, ngành, địa phương về dịch vụ công trực tuyến. Tại phiên họp này, người đứng đầu ngành TT&TT đã chỉ rõ: Bây giờ là lúc cần thay đổi căn bản cách làm Chính phủ điện tử, cách cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thay đổi căn bản nhận thức, cách tiếp cận.
Những việc cần làm ngay để nâng chất lượng, hiệu quả dịch vụ công online
Trên cơ sở định hướng của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cùng những bài học kinh nghiệm thực tế từ các Bộ, tỉnh, Bộ TT&TT vừa tiếp tục có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay 20 nội dung, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.
Theo đề nghị của Bộ TT&TT, nhiều nhiệm vụ cần được các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành ngay trong tháng 8/2023, cụ thể: Rà soát, cập nhật, bổ sung hoặc ban hành kế hoạch hành động năm 2023 để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó giao rõ nhiệm vụ, đầu mối chủ trì, nguồn lực và thời hạn hoàn thành cụ thể; Hoàn thành triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử; đồng thời đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ nâng cấp, cập nhật lên phiên bản mới nhất.
Ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, tỉnh năm 2023; Thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy; Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động bảo đảm thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng; Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng dịch vụ công trực tuyến…
Tháng 9/2023 là thời hạn các Bộ, tỉnh cần hoàn thành việc rà soát lại các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên 25 dịch vụ công thiết yếu có nhiều người sử dụng. Việc này nhằm đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước trung gian không cần thiết, lược bỏ các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận, thực hiện.
Nội dung bảo đảm sẵn sàng chức năng ký số từ xa trên cổng dịch vụ công và thúc đẩy người dân sử dụng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, theo đề nghị của Bộ TT&TT, thời hạn cần hoàn thành là tháng 12/2023.
Thời điểm cuối năm 2023 còn là thời hạn các Bộ, tỉnh cần hoàn thành việc triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để lưu giữ dữ liệu giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu trong thực hiện dịch vụ công.
Các Bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị trong năm nay xem xét, có chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Ngoài ra, Bộ TT&TT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu “Kết quả khảo sát, giám sát, đo lường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến lần thứ nhất” đã được Bộ công bố để khắc phục các tồn tại, hạn chế của việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, tỉnh.
Gia Minh
10:00 | 06/06/2023
19:00 | 25/08/2023
09:00 | 16/02/2023
10:00 | 28/08/2024
10:00 | 18/10/2024
12:00 | 25/05/2023
10:00 | 17/05/2024
13:00 | 13/08/2024
Theo quy định tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP, có 04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử.
14:00 | 15/07/2024
Lợi dụng tình trạng nhiều người dùng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều kẻ xấu đã giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
16:00 | 04/07/2024
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định gồm 06 Chương, 43 Điều và Phụ lục, quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng được nhận định là một vấn đề lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh tất cả các ngành, lĩnh vực đều đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo kết quả đánh giá năm 2024 trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).
10:00 | 04/12/2024