Cụ thể, khi người dân trả lời chưa thể ra được ngay thì đối tượng sẽ hướng dẫn đồng bộ online bằng cách gửi link lừa cài đặt phần mềm giả mạo VNeID. Sau đó chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát điện thoại và chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Bộ Công an cảnh báo tới người dân nếu có thông báo liên quan đến lỗi định danh hoặc sửa đổi thông tin, cần đến trực tiếp công an phường để làm việc. Không truy cập vào các đường link tải phần mềm không rõ nguồn gốc, không đăng nhập các tài khoản cá nhân như tài khoản VNeID, tài khoản ngân hàng... vào phần mềm không rõ nguồn gốc. Đồng thời, người dân chỉ nên cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt VNeID từ nguồn bên ngoài, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định.
Hiện nay, cơ quan công an chỉ có một ứng dụng duy nhất để định danh và xác thực điện tử là “VNeID", ngoài ra không còn ứng dụng nào khác. Việc đăng ký định danh điện tử mức độ 2 phải do công dân trực tiếp đến cơ quan công an thực hiện các thủ tục do phải chụp ảnh, quét vân tay và không thể làm thay người khác. Do đó, mọi hành vi gọi điện thoại, nhắn tin tự xưng là công an yêu cầu người dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, khai báo thông tin đăng ký định danh điện tử đều là hành vi giả mạo, lừa đảo....
Gia Minh
10:00 | 17/05/2024
16:00 | 17/10/2022
15:00 | 03/10/2024
10:00 | 23/07/2024
07:00 | 30/10/2023
17:00 | 13/05/2024
14:00 | 21/06/2023
16:00 | 05/09/2022
16:00 | 03/01/2025
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
09:00 | 27/12/2024
Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
09:00 | 15/11/2024
Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao gia tăng, mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo triển khai giải pháp định danh cuộc gọi, giúp người dân nhận diện các cuộc gọi chính thức từ các cơ quan Nhà nước, từ đó giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo.
14:00 | 01/03/2024
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong công cuộc CĐS quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP), để thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, Ban đã thực hiện triển khai hệ thống định danh tập trung căn cứ theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo quá trình CĐS của Ban CYCP được thống nhất, đồng bộ, qua đó góp phần vào sự phát triển của các dịch vụ công toàn trình phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện CĐS thành công.
Phần 2 của bài báo trình bày về việc ứng dụng Khung kiểm toán Tokenomics cho Algem, Terra/Luna và Ethereum. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng khung kiểm toán Tokenomics vẫn góp phần chuẩn hóa và nâng cao tính an toàn trong Tokenomics, hướng tới việc xây dựng một tiêu chuẩn đáng tin cậy cho các hệ thống blockchain công khai dựa trên token.
22:00 | 26/01/2025
Ngày 21/02, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Nghị định này quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
14:00 | 28/02/2025