Sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.
Người sử dụng có thể dùng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID thay thế căn cước công dân và các loại giấy tờ mà họ đăng ký tích hợp, hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia.
Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền...
Tài khoản định danh điện tử mức 2 được tích hợp những gì?
Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch, thủ tục yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Tài khoản định danh điện tử mức 2 được tích hợp nhiều thông tin, giấy tờ quan trọng như: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Bảo hiểm xã hội; Thẻ bảo hiểm y tế; Người phụ thuộc; Thông tin về thuế; Hộ chiếu; Thông tin cư trú...
Để tích hợp các thông tin vào tài khoản định danh điện tử mức 2, bạn có thể mang các giấy tờ chứng minh đến cơ quan Công an hoặc tự tích hợp tại nhà sau khi đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID.
Có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2?
Hiện nay, pháp luật chưa có bất cứ quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2.
Tuy nhiên, Nhà nước đang có các chính sách khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử để thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đặc biệt, hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần.
Tài khoản định danh điện tử sẽ giúp thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, thanh toán điện tử gắn với hệ sinh thái các cơ sở dữ liệu quốc gia, sử dụng chữ kỹ số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử... nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng.
Tuệ Minh
08:00 | 30/08/2023
08:00 | 25/08/2021
14:00 | 12/04/2023
13:00 | 13/08/2024
09:00 | 22/02/2023
09:00 | 19/04/2024
11:00 | 10/11/2022
16:00 | 05/09/2022
09:00 | 27/12/2024
Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
09:00 | 05/09/2024
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
11:00 | 18/07/2024
Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
14:00 | 23/05/2024
Đó là thông tin được hãng bảo mật Zscaler (California) công bố trong báo cáo rủi ro VPN năm 2024. Báo cáo đã làm sáng tỏ các xu hướng VPN quan trọng và cung cấp thông tin về các giải pháp để bảo mật người dùng từ xa.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024