Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của thiết bị IoT dẫn đến việc người dùng dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin trên không gian mạng qua các thiết bị như máy tính, điện thoại di động thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram,... Điều này dẫn đến sự hình thành hình thức tác chiến mới là chiến tranh thông tin. Chiến tranh thông tin đã được các quốc gia bổ sung, hoàn thiện bằng các hình thức, phương pháp tác chiến mới và chiến thắng không chỉ được thể hiện trên chiến trường bằng cách sử dụng các vũ khí hạng nặng, mà còn thể hiện trên cả mặt trận truyền thông.
10:00 | 21/10/2022
07:00 | 15/09/2022
Tuy có xuất phát điểm thấp, nhưng với sự phát triển vượt trội, ngày nay Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Mục tiêu trở thành cường quốc không gian mạng của nước này được phản ánh trong Chiến lược Quân sự công bố năm 2015 và Chiến lược An ninh mạng công bố năm 2016. Trung Quốc có tham vọng về việc sản xuất bản địa các công nghệ lõi Internet và quyết tâm dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này vào năm 2030.
23:00 | 02/09/2022
Tiếp nối Phần I của bài báo đã đăng trong Tạp chí An toàn thông tin số 1 (065) 2022, Phần II sẽ tập trung xem xét năng lực không gian mạng của Nhật Bản trên bốn khía cạnh: ưu thế và phụ thuộc mạng; an ninh mạng và khả năng phục hồi; vai trò lãnh đạo các vấn đề không gian mạng; khả năng tấn công mạng. Bài báo nằm trong chuỗi các bài viết được tác giả biên dịch từ tài liệu báo cáo "Năng lực và sức mạnh quốc gia trên không gian mạng - Cyber Capabilities and National Power" của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (Anh). Quý độc giả quan tâm có thể đón đọc trên Tạp chí An toàn thông tin và Tạp chí điện tử tại tên miền antoanthongtin.vn.
09:00 | 09/06/2022
Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu toàn cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thương mại kể từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, việc sẵn sàng ứng phó với các vấn đề an ninh mạng chỉ được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Bài báo này tập trung đánh giá về năng lực không gian mạng của Nhật Bản trên 7 khía cạnh. Phần 1 của bài báo tập trung phân tích về chiến lược và học thuyết; tổ chức, chỉ huy và kiểm soát; khả năng tình báo mạng của Nhật Bản.
14:00 | 05/05/2022
Tiếp nối phần 1 của bài báo, nội dung dưới đây tập trung phân tích năng lực không gian mạng của Australia trên các khía cạnh: ưu thế và phụ thuộc vào mạng; an ninh mạng và khả năng phục hồi; vai trò lãnh đạo toàn cầu về vấn đề không gian mạng; khả năng tấn công mạng.
10:00 | 19/04/2022
Các chiến lược an ninh mạng của Australia tập trung vào an ninh quốc gia, an ninh mạng thương mại, công nghiệp làm nền tảng cho năng lực chủ quyền, phát triển nguồn lực con người và quyền công dân toàn cầu tiến bộ. Để Australia trở thành một cường quốc mạng phát triển hơn nữa, Australia cần phải đầu tư thêm vào giáo dục đại học liên quan đến mạng và tạo ra khả năng mạng có chủ quyền khả thi hơn. Bài lược dịch dưới đây sẽ giới thiệu mục tiêu và đánh giá chung về các mặt mạnh và các hạn chế của quá trình phát triển và thực thi Chiến lược an ninh không gian mạng của Australia trên các lĩnh vực chủ đạo, đồng thời đưa ra cả những mặt mạnh và những hạn chế cần khắc phục của từng lĩnh vực trong an ninh mạng của Australia.
15:00 | 15/04/2022
Thuật ngữ “cạnh tranh địa kỹ thuật số” được xuất hiện vào thế kỷ 21, khi các cường quốc trên thế giới tập trung trong cuộc đua tạo lợi thế cạnh tranh công nghệ. Với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu toàn cầu, Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI) và Con đường tơ lụa số (Digital Silk Road - DSR) là những chiến lược quan trọng của quốc gia này.
15:00 | 19/03/2022
Trong phần I của bài báo "Năng lực không gian mạng của Liên Bang Nga" tác giả đã trình bày bốn vấn đề: Chiến lược và học thuyết; Tổ chức, chỉ huy và kiểm soát; Năng lực tình báo; Ưu thế và sự phụ thuộc vào không gian mạng. Phần II của bài báo dưới đây sẽ trình bày ba vấn đề tiếp theo: An ninh mạng và khả năng phục hồi; Vai trò lãnh đạo toàn cầu về các vấn đề không gian mạng và Khả năng tấn công mạng của Liên Bang Nga.
09:00 | 25/02/2022
Quan hệ Nga - Mỹ vốn dĩ đã ở vào tình trạng “cơm chẳng lành - canh chẳng ngọt” khi mà những bất đồng về hệ tư tưởng, lợi ích và vị thế giữa hai quốc gia luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra căng thẳng. Lĩnh vực không gian mạng cũng không nằm ngoài tình trạng này. Tiếp nối chuỗi bài viết về năng lực không gian mạng của một số quốc gia, bài báo sau đây sẽ đánh giá về năng lực không gian mạng của Liên Bang Nga.
08:00 | 21/02/2022
Với bề dày phát triển học thuyết và chiến lược an ninh mạng trong hơn 30 năm, năng lực không gian mạng của Hoa Kỳ được minh chứng bởi bộ máy tổ chức chặt chẽ, cùng các ưu thế kỹ thuật sâu rộng, chi phí đầu tư đổi mới hàng đầu thế giới. Kính mời quý độc giả tiếp tục tìm hiểu năng lực không gian mạng của Hoa Kỳ qua các khía cạnh khả năng phục hồi, tấn công mạng của nước này.
11:00 | 14/02/2022
Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có dấu ấn toàn cầu trong việc sử dụng không gian mạng cả lĩnh vực dân sự và quân sự. Khả năng của Hoa Kỳ đối với các hoạt động tấn công mạng cũng phát triển hơn các quốc gia khác, mặc dù tiềm năng đầy đủ vẫn chưa được đánh giá hết.
10:00 | 10/02/2022
Nối tiếp phần 1, phần 2 của bài báo tập trung trình bày năng lực không gian mạng của Israel ở khía cạnh khả năng phục phồi, vai trò lãnh đạo toàn cầu và khả năng tấn công mạng của nước này.
10:00 | 04/02/2022
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên xác định không gian mạng là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia và bắt tay giải quyết vấn đề này từ hơn 20 năm trước. Để hiểu rõ hơn về năng lực không gian mạng hiện nay của Israel, bài báo tập trung giới thiệu tới bạn đọc từ chiến lược, học thuyết tới khả năng tấn công mạng của nước này.
09:00 | 02/02/2022