Theo chương trình công tác của Quốc hội, dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là một trong những dự án Luật sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 và bế mạc vào ngày 18/11.
Ngày 03/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến về việc hoàn thiện dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Theo đó, cùng với việc đồng ý các nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ TT&TT tại tờ trình 105 ngày 30/9 về hoàn thiện Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ TT&TT hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
Tờ trình 363 của Chính phủ về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cho hay, mục đích của việc sửa đổi, thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực. Ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, được bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.
Cũng theo tờ trình 363, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có kết cấu gồm 8 chương và 54 điều. Sau khi sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có 8 chương và 57 điều, trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám sát theo 9 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 152 ngày 3/12/2021 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021.
Tại tờ trình, Chính phủ cũng nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung ở từng chương. Cụ thể, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội. Luật sửa đổi sẽ quy định theo hướng không loại trừ phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử, tạo một khung pháp luật thống nhất về hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi những giao dịch từ môi trường thực sang môi trường số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Với quy định về dịch vụ tin cậy tại Chương III - Chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy tại dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chính phủ cho biết, trong quy định về dịch vụ tin cậy, ngoài dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (dịch vụ chữ ký số công cộng) và dịch vụ cấp dấu thời gian đã có và được triển khai, dự thảo Luật bổ sung thêm dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu. Đây là dịch vụ của bên thứ ba độc lập nhằm xác nhận, chứng nhận một thông điệp dữ liệu là đáng tin cậy.
“Niềm tin chính là vấn đề quan trọng nhất trong giao dịch điện tử, việc thiếu các hoạt động bảo đảm của bên thứ ba cho hoạt động giao dịch điện tử là rào cản lớn nhất cho việc chuyển đổi từ môi trường thực sang môi trường số. Năm 2014, Liên minh châu Âu đã xây dựng và ban hành quy định liên quan đến các dịch vụ tin cậy nhằm đảm bảo độ an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử. Đây là tiền đề pháp lý cho việc đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử và giúp hỗ trợ cho các lĩnh vực trước đây đã bị lược bỏ trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005”, tờ trình 363 của Chính phủ thông tin.
Tuệ Minh
09:00 | 15/09/2021
15:00 | 07/08/2020
10:00 | 13/07/2020
07:00 | 14/11/2022
Tọa đàm với chủ đề: “Vai trò chữ ký số chuyên dùng trong thời kỳ chuyển đổi số quốc gia” dự kiến sẽ được Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào ngày 15/11 sẽ giúp quý vị độc giả có thể hiểu rõ hơn về kết quả triển khai chữ ký số chuyên dùng trong thời gian qua và những tác động của công tác này tới công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
10:00 | 28/06/2022
Việc bảo mật cho người sử dụng của các ngân hàng khi tham gia vào thanh toán trực tuyến là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh an ninh mạng đang được chú trọng với mức độ cao nhất. Sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ, kèm với đó là số lượng giao dịch trực tuyến ngày càng gia tăng đã vô tình tạo ra những cơ hội mới cho những cuộc tấn công tội phạm mạng. Do vậy, các nhà cung cấp, đặc biệt là các ngân hàng, cần đáp ứng mức bảo mật thanh toán cao nhất để đảm bảo an toàn cho người dùng.
08:00 | 13/12/2021
Thông tin dân số và nhà ở của 26 triệu hộ dân, 22.000 cơ sở y tế từ cuộc tổng điều tra năm 2019 sẽ được tích hợp đưa lên trang thông tin điện tử Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển.
17:00 | 26/11/2021
Việc đẩy mạnh chữ ký số cá nhân sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều rào cản ở phía trước.
Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra và đã đạt được những kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ mới trong hệ sinh thái công nghệ số. Bài viết nghiên cứu tổng quan về một số công nghệ nền tảng cũng như xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam.
09:00 | 13/12/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 10/11, với sự tham dự của ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang.
15:00 | 18/11/2022