Bộ Công an cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, cơ quan chức năng sẽ cung cấp toàn bộ 227/227 dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trên môi trường điện tử.
Hiện 6 tiện ích đã được cung cấp, gồm: Dùng tài khoản định danh điện tử thực hiện dịch vụ công; sử dụng CCCD, ứng dụng VNeID thay thẻ bảo hiểm xã hội; dùng CCCD thay thẻ ATM; chấm điểm tín dụng phục vụ cho vay tín chấp; kết nối với hợp đồng điện tử xác thực phục vụ thu thuế và truy thu thuế; làm sạch thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin thuê bao di động.
Để kích hoạt tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử trên ứng dụng VNeID, người dân thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Người dân tải ứng dụng VNeID dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và iOS.
Bước 2: Đăng ký tài khoản
+ Tại màn hình đăng ký tài khoản VNeID, công dân điền số định danh cá nhân và số điện thoại của mình để đăng ký. Sau khi nhập thông tin hợp lệ, nhấn “Đăng ký” để hiển thị giao diện quét mã QR thẻ CCCD.
+ Đưa mã QR trên thẻ CCCD gắn chip vào khung hình. Trường hợp quét mã hợp lệ, hệ thống sẽ tự động điền các thông tin trong mã QR thẻ chip vào mẫu (form) đăng ký tài khoản. Nếu không quét được mã, hệ thống chuyển sang giao diện nhập thông tin đăng ký tài khoản để công dân nhập thông tin còn trống.
+ Sau khi nhấn nút “Đăng ký”, hệ thống gửi yêu cầu xác thực thông tin sang cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp “Đạt” thì hệ thống gửi tin nhắn SMS và thực hiện xác thực. Còn trường hợp “Không đạt” sẽ hiển thị thông báo đề nghị công dân điều chỉnh lại thông tin.
+ Người dân nhập mã OTP được gửi về điện thoại để tiến hành xác thực. Sau đó, người dân thiết lập mật khẩu để hoàn thành việc đăng ký.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản VNeID.
Tại màn hình đăng nhập, người dân nhập số định danh cá nhân và mật khẩu vừa đăng ký để đăng nhập tài khoản ứng dụng.
Bước 4: Đăng ký tài khoản mức 1
+ Sau khi đăng nhập, chủ tài khoản chọn “Đăng ký tài khoản mức 1”. Tại màn hình hướng dẫn đăng ký tài khoản mức 1, chọn “Bắt đầu”. Sau đó, chọn “Tôi đã hiểu” để bắt đầu thực hiện đăng ký tài khoản mức 1.
+ Quét NFC trên thẻ CCCD gắn chíp. Trường hợp thiết bị không hỗ trợ NFC, thì sẽ thực hiện quét mã QR trên CCCD gắn chíp. Sau khi quét xong NFC (hoặc QR Code), hiển thị thông tin của người dân, chọn “Tiếp tục” để chụp ảnh chân dung.
+ Sau khi xem xong video lựa chọn “Bỏ qua” để tiến hành chụp ảnh theo hướng dẫn. Cuối cùng, người dân kiểm tra lại thông tin, nhập địa chỉ email (không bắt buộc) và chọn “Xác nhận thông tin đăng ký” để hoàn tất đăng ký tài khoản mức 1.
Bước 5: Kích hoạt tài khoản
+ Chọn “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử” trên màn hình giới thiệu ứng dụng VNeID hoặc chọn “Kích hoạt” tại màn hình Đăng nhập.
+ Nhập số định danh cá nhân, số điện thoại rồi nhấn “Gửi yêu cầu” thì hệ thống sẽ kiểm tra mức độ tài khoản. Nếu là tài khoản ứng dụng VNeID sẽ hiển thị thông báo “Tài khoản của bạn chưa được định danh điện tử”. Nếu là tài khoản mức 1/mức 2 nhưng đã kích hoạt sẽ hiển thị thông báo “Tài khoản của bạn đã thực hiện kích hoạt”. Nếu là tài khoản mức 1/mức 2 chưa kích hoạt, thì sẽ kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt.
Bước 6: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt
+ Nhập mã kích hoạt mà hệ thống gửi về tin nhắn SMS, người dân nhập đúng mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký.
+ Thiết lập mật khẩu (Bước này chỉ áp dụng cho các trường hợp công dân chưa có tài khoản trước khi được phê duyệt) gồm 6 chữ số để sử dụng cho các tiện ích trong ứng dụng.
+ Thiết lập câu hỏi bảo mật: Người dân thiết lập 2 câu hỏi và trả lời bất kỳ trong danh mục câu hỏi bảo mật để thực hiện bảo mật tài khoản.
Gia Minh
09:00 | 21/09/2022
09:00 | 19/04/2024
10:00 | 17/05/2024
10:00 | 14/06/2022
12:00 | 03/03/2021
11:00 | 13/05/2024
11:00 | 03/09/2024
Hiện nay, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi nền kinh tế, bùng nổ các ứng dụng công nghệ thông tin, nổi bật là các ứng dụng di động giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động công tác tại các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các ứng dụng di động, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng cũng đi kèm với các thách thức liên quan đến bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. Bài báo này trình bày những thách thức, yêu cầu đặt ra và một số giải pháp di động hóa ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng có yếu tố bảo mật.
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
08:00 | 08/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng xác định và ưu tiên các rủi ro, mang lại cho các chuyên gia IT cơ hội phát hiện ngay lập tức mã độc trong mạng của họ và phát triển chiến lược phản ứng sự cố. Hiện nay, AI đóng vai trò quan trọng trong quản lý an toàn thông tin (ATTT), đặc biệt là trong việc phản ứng với sự cố, dự đoán việc xâm phạm, kiểm soát hiệu suất và quản lý hàng tồn kho. Bài viết này giới thiệu về các ứng dụng của AI trong quản lý ATTT bằng cách xem xét những lợi ích và thách thức của nó, đồng thời đề xuất các lĩnh vực cho các nghiên cứu trong tương lai.
16:00 | 14/11/2023
Dựa trên công bố của công ty quản lý định danh và truy cập Okta (Mỹ) vào ngày 20/10/2023 liên quan đến một vi phạm bảo mật gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các tác nhân đe dọa đã giành được quyền truy cập thành công vào hệ thống hỗ trợ khách hàng của Okta, kẻ tấn công có thể xem các tệp tải lên (upload) liên quan đến các trường hợp hỗ trợ mới bằng mã thông báo phiên hợp lệ, các tác nhân đe dọa sau đó đã có được quyền truy cập vào hệ thống của khách hàng. Trong bài viết này sẽ mô tả tác động của các hành vi vi phạm của nhà cung cấp danh tính (IdP) và cách các tổ chức có thể tự chủ động bảo vệ mình trước các cuộc tấn công này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết.
16:00 | 04/08/2024
Hiện nay, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi nền kinh tế, bùng nổ các ứng dụng công nghệ thông tin, nổi bật là các ứng dụng di động giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động công tác tại các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các ứng dụng di động, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng cũng đi kèm với các thách thức liên quan đến bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. Bài báo này trình bày những thách thức, yêu cầu đặt ra và một số giải pháp di động hóa ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng có yếu tố bảo mật.
11:00 | 03/09/2024