Toàn cảnh lớp học
Đến dự và chỉ đạo lớp học có PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đc Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cơ bản diện mạo của các quốc gia trên thế giới, đồng thời thay đổi nhanh chóng phương thức làm việc và cách thức quản lý, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức.
Những năm gần đây, Việt Nam đang mạnh mẽ chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuộc cách mạng 4.0 chính là cơ hội để đưa nước ta bắt kịp với thế giới. Một trong những yêu cầu cơ bản của cuộc cách mạng 4.0 là sự thay đổi cách thức và phương thức làm việc, theo đó, việc sử dụng chữ ký số thay thế cho các hình thức xác thực đối với các văn bản điều hành, tác nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
Theo kết quả thống kê từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, có đến 86,7% các cơ quan đã triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Đa số các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều được tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, có cơ quan đạt 100% số lượng dịch vụ công hoàn toàn sử dụng chữ ký số.
Phát biểu tại buổi khai giảng lớp học, PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc nhấn mạnh, ngày nay, chữ ký số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, đặc biệt, việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả tích cực trong công tác cải cách hành chính và hình thành chính quyền điện tử.
PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai giảng lớp học
Chữ ký số được sử dụng để cung cấp chứng thực chủ sở hữu, tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ nguồn gốc trong rất nhiều lĩnh vực. Giải pháp dùng chữ ký số là tối ưu vì nó có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in ấn tài liệu mà vẫn có thể xác nhận được tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối bỏ.
Chữ ký số được phát hành bởi bên thứ ba là cơ quan chứng thực có thẩm quyền cấp phát, thu hồi, quản lý chứng chỉ số cho các thực thể thực hiện các giao dịch an toàn nên đảm bảo tính khách quan, tin cậy. Như vậy, quá trình tạo chữ ký số, xác nhận các yêu cầu pháp lý, bao gồm xác thực người ký, xác thực tin nhắn, là thành công và hiệu quả. PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc cũng bày tỏ mong muốn thông qua khóa học này, các cán bộ, công chức sẽ nắm vững kỹ năng, Học viện sẽ tiến hành chuyển đổi số bằng việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trước ngày 01/5.
Sau khai giảng, đc Khúc Hữu Hùng, cán bộ của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã giới thiệu tổng quan về an toàn thông tin, cách nhận biết các hình thức tấn công mạng, các rủi ro ATTT và hướng dẫn cách sử dụng mạng máy tính an toàn.
Lớp học “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” sẽ kéo dài từ ngày 17/4 đến ngày 21/4 nhằm cung cấp cho các đồng chí làm công tác văn thư nâng cao kiến thức, hỗ trợ kỹ năng ứng dụng, triển khai hệ thống tại các đơn vị, hướng tới một hệ thống điều hành, tác nghiệp không giấy tờ. Đồng thời các đồng chí học viên cũng sẽ là nhân tố để triển khai chữ ký số và chứng thư số tại các đơn vị trong thời gian tới.
Văn Thủy
16:00 | 19/05/2023
17:00 | 19/11/2021
09:00 | 27/03/2023
13:00 | 19/05/2023
16:00 | 26/04/2023
10:00 | 22/05/2023
09:00 | 22/03/2023
15:00 | 17/03/2023
12:00 | 03/03/2023
09:00 | 22/02/2023
Tài khoản định danh điện tử chứa nhiều thông tin cá nhân của công dân. Chính vì vậy, công dân cần lưu ý thông tin sau để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử và tránh gặp rắc rối.
16:00 | 05/09/2022
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) do Bộ Công an phát triển. Khi sử dụng VNeID, người dân cần chú ý một số điều để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử.
11:00 | 06/07/2022
Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, người sử dụng có thể thanh toán lệ phí (nếu có), được trả kết quả trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
22:00 | 01/01/2022
Khi các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) chuyển đổi số công việc kinh doanh và tự động hóa các hoạt động, thì rủi ro an ninh mạng (ANM) sẽ ngày càng gia tăng. Dưới đây là một số khuyến nghị sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ANM có thể hỗ trợ cho các TC/DN có được một kế hoạch chuyển đổi số an toàn.
Trong vài năm qua, các máy chủ Linux đã ngày càng trở thành mục tiêu nổi bật của các tác nhân đe dọa. Mới đây, Kaspersky đã tiết lộ một chiến dịch độc hại trong đó một trình cài đặt phần mềm có tên “Free Download Manager” được các tin tặc sử dụng để cài đặt backdoor trên các máy chủ Linux kéo dài trong suốt 3 năm qua. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nạn nhân đã bị lây nhiễm khi họ tải xuống phần mềm từ trang web chính thức, cho thấy đây có thể là một cuộc tấn công chuỗi cung ứng. Các biến thể của phần mềm độc hại được sử dụng trong chiến dịch này lần đầu tiên được xác định vào năm 2013.
13:00 | 20/09/2023
Cũng như thẻ căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử không sử dụng suốt đời mà có thời hạn theo từng mốc tuổi.
08:00 | 30/08/2023