Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ với Tỉnh ủy Đắk Lắk
Tham gia đoàn công tác còn có đại diện Lãnh đạo: Trung tâm Công nghệ thông tin - Cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng; Cục Cơ yếu, Bộ Tổng Tham mưu; Cục Viễn thông và Cơ yếu, Bộ Công an; cùng đại diện Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ: Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền; Cục Chính trị - Tổ chức; Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin; Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng.
Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, về phía Tỉnh ủy Gia Lai có đồng chí Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy; tại Tỉnh ủy Kon Tum có đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; tại Tỉnh ủy Đắk Lắk có đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; tại Tỉnh ủy Lâm Đồng có đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của các Tỉnh ủy.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Gia Lai
Tại các buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe báo cáo của các Tỉnh ủy về tình hình, kết quả công tác cơ yếu, công tác bảo mật, an toàn thông tin trong thời gian qua, cụ thể: các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tại các tỉnh đã triển khai, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Trung ương về xây dựng, phát triển lực lượng cơ yếu tại địa phương; trong đó triển khai hiệu quả Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 05/3/2020 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 và Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ. Công tác bảo mật, an toàn thông tin được đảm bảo đúng quy định; tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng các thiết bị, tài liệu mật mã bảo đảm an toàn, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy định của ngành. Các hệ thống kỹ thuật mật mã triển khai sử dụng kịp thời, thông suốt. Đội ngũ cán bộ, người làm công tác cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Công an, Quân sự, Biên phòng, Viện kiểm sát nhân dân được đào tạo, có phẩm chất chính trị vững vàng, phát huy tốt vai trò tham mưu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trao tặng Biểu trưng ngành Cơ yếu cho Tỉnh ủy Kon Tum
Thông qua buổi làm việc, các Tỉnh ủy đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan, đó là: Tiếp tục quan tâm xây dựng quy định chi tiết về tổ chức, biên chế của lực lượng cơ yếu trong khối Đảng thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến các Tỉnh, Thành ủy,… quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ cơ yếu; tập huấn cho cán bộ làm công tác cơ yếu của tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Cơ yếu Chính phủ với các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ về cơ yếu và quản lý người làm công tác cơ yếu; đảm bảo, cung cấp các giải pháp, sản phẩm, thiết bị bảo mật, đặc biệt là sản phẩm cho người dùng không phải là cơ yếu; triển khai các mô hình, giải pháp truyền nhận file điện trên môi trường với đường truyền có tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu lớn,...
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Tỉnh ủy Lâm Đồng
Kết luận tại các buổi làm việc với 04 Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của các Tỉnh ủy, ghi nhận và biểu dương việc thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan đến công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng cũng đề nghị các Tỉnh ủy tập trung vào 06 nội dung cần quan tâm, nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, đồng thời phát huy tốt năng lực của lực lượng cơ yếu trên địa bàn tỉnh.
Một là, tiếp tục triển khai quán triệt Nghị quyết 56 của Bộ Chính trị và các văn bản, quy định của pháp luật về cơ yếu đến các cơ quan, tổ chức của tỉnh.
Hai là, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo mật, an toàn thông tin, các quy định của pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Ba là, Tỉnh ủy cần chỉ đạo các cấp ủy, chỉ huy các cấp trên địa bàn tỉnh thường xuyên quan tâm, rà soát, củng cố tổ chức, đào tạo, bổ sung cán bộ làm công tác cơ yếu; quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất chính trị vững vàng, thực hiện chế độ chính sách với người làm công tác cơ yếu theo quy định của pháp luật.
Bốn là, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các sản phẩm mật mã, các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin, triển khai chữ ký số chuyên dùng công vụ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai mạng liên lạc cơ yếu tại một số đơn vị cấp huyện nhằm tiến tới từng bước triển khai đồng bộ thống nhất mạng liên lạc cơ yếu trên toàn tỉnh.
Năm là, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử dụng cơ yếu duy trì công tác kiểm tra cơ yếu cấp dưới, quản lý sử dụng sản phẩm mật mã, các hệ thống công nghệ thông tin có tích hợp giải pháp bảo mật cơ yếu theo đúng quy trình khai thác, vận hành, bảo đảm tuyệt đối bí mật, chính xác.
Sáu là, các tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Ban Cơ yếu Chính phủ kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương về vị trí việc làm văn phòng cấp ủy, trong đó có cơ yếu; yêu cầu các tổ chức, cá nhân cơ yếu của Tỉnh ủy, lực lượng vũ trang, Viện Kiểm sát nhân dân phải chủ động tích cực tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy, lãnh đạo về công tác bảo mật an toàn thông tin trong đơn vị mình.
Bích Ngoan
17:00 | 03/10/2023
16:00 | 01/11/2023
17:00 | 03/10/2023
17:00 | 31/08/2023
10:00 | 15/11/2023
Việc triển khai thí điểm chương trình “Trường học an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được Sở TT&TT Lào Cai và Công ty cổ phần An ninh mạng SCS - SafeGate khởi động nhằm trang bị giải pháp bảo vệ an toàn trên mạng cho 23 trường ở các xã Gia Phú, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phời và Tân Thượng.
08:00 | 25/09/2023
Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) trên toàn Liên minh châu Âu (EU) được áp dụng từ ngày 25/5/2018. Đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt, các quy tắc bảo vệ dữ liệu rời rạc và lỗi thời tại châu Âu được thay thế bằng một quy tắc phối hợp được thiết kế trong thời đại kỹ thuật số phát triển. Bài báo sẽ giới thiệu về những tác động và ảnh hưởng của GDPR sau 5 năm có hiệu lực.
10:00 | 27/02/2023
Bất ổn chính trị trong năm 2022 dẫn đến những ảnh hưởng và tác động đến tình hình an ninh mạng trên thế giới, trong đó các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa thường trực với các phương thức, kỹ thuật tấn công và quy mô ngày càng lớn hơn. Do vậy, các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân người dùng nên phải lường trước các mối nguy cơ, cũng như chuẩn bị các phương án sẵn sàng để chủ động đối phó trước các sự cố an ninh mạng. Một việc làm hữu ích về vấn đề này là cố gắng dự đoán các xu hướng và các sự kiện quan trọng có thể xảy ra trong tương lai gần. Bài báo sẽ gửi đến độc giả những dự báo về các hình thức tấn công có chủ đích (APT) có thể xảy ra trong năm 2023 dựa trên những đánh giá và phân tích của Kaspersky.
07:00 | 27/10/2022
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin được xây dựng khá đồng bộ; hầu hết các ngành đang số hóa cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính. Kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet.