Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai Luật Giao dịch điện tử, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Cần bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai Luật Giao dịch điện tử.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo Luật Giao dịch điện tử được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì hướng dẫn các nội dung mới của Luật Giao dịch điện tử là căn cứ để rà soát; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; tổng hợp kết quả rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trong tháng 5/2024.
Thời gian hoàn thành rà soát: tháng 8/2024.
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Giao dịch điện tử
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử theo Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, tiến độ trình, ban hành văn bản được giao.
Thực hiện Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai xây dựng dự thảo Nghị định về chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu soạn thảo dự thảo Nghị định và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi xin ý kiến các bộ, ban, ngành địa phương. Dự kiến trình Chính phủ ban hành Nghị định tháng 4/2024.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, Ban Cơ yếu Chính phủ đã đề xuất vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng Thông tư quy định Danh mục tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với Hệ thống chữ ký số chuyên dùng công vụ (thời gian trình: tháng 12/2024).
Theo Kế hoạch, sẽ đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản Luật Giao dịch điện tử và văn bản quy định chi tiết trên Cổng/Trang Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng.
Xác định nội dung, hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến giáo dục pháp luật) để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao dịch điện tử bằng các hình thức cụ thể; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông và mạng lưới truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật về giao dịch điện tử.
Ngoài ra, theo Kế hoạch, sẽ triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia để triển khai chính sách phát triển giao dịch điện tử quy định tại Điều 4 Luật Giao dịch điện tử. Cụ thể: rà soát, tổ chức đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án cấp quốc gia đang triển khai có liên quan đến thúc đẩy giao dịch điện tử; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp mới (nếu cần thiết) để phù hợp với quy định của Luật.
Đức Anh
10:00 | 19/07/2023
08:00 | 31/05/2023
15:00 | 02/03/2023
15:00 | 25/03/2024
10:00 | 06/09/2024
Hà Lan vừa ban hành lệnh cấm toàn diện việc học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng đến trường. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng xao nhãng và giảm khả năng tương tác xã hội của học sinh do các thiết bị điện tử gây ra.
14:00 | 15/07/2024
Chiều 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06. Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông giao ban hằng tháng, có đánh giá, hướng dẫn, giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.
09:00 | 26/03/2024
Những năm gần đây, Phần Lan cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới phải đứng trước thách thức ngày càng lớn từ các mối đe dọa an ninh mạng. Các cơ quan, doanh nghiệp Phần Lan đang trở thành mục tiêu nhắm đến của các cuộc tấn công mạng. Số lượng thông báo liên quan đến vi phạm bảo mật dữ liệu mà Cơ quan Giao thông và Truyền thông Phần Lan (Traficom) nhận được ngày càng gia tăng qua từng năm. Một phần của sự gia tăng này bị ảnh hưởng bởi sự quan tâm và nhận thức về an ninh mạng đã tăng lên, ngoài ra còn do tác động của những hoạt động tấn công mạng nhắm mục tiêu vào Phần Lan, từ khi quốc gia này trở thành thành viên mới của NATO.
13:00 | 26/02/2024
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, một bước tiến mới của tiền tệ đã xuất hiện, đó là tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Central bank digital currency - CBDC), nhằm giải quyết những yêu cầu đặt ra trong kỷ nguyên số, nền kinh tế số cũng như thúc đẩy phổ cập tài chính, đổi mới sáng tạo và thanh toán xuyên biên giới. Đối với Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất của hệ thống tiền kỹ thuật số là “kiểm soát, làm chủ hoàn toàn” về mặt công nghệ, kỹ thuật, trong đó việc bảo đảm an toàn hệ thống là một trong những yêu cầu đặc biệt. Trên quan điểm này, thời gian qua Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ sổ cái phân tán và chuỗi khối. Bài viết này nhóm tác giả sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến công nghệ và giải pháp bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống CBDC.