Làm việc trên thiết bị cá nhân đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19. Nhưng ngay cả khi đại dịch chưa diễn ra, một số tổ chức vẫn áp dụng cho nhân viên làm việc trên thiết bị cá nhân để tăng tính cơ động và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ngoài lợi ích kinh doanh, tổ chức cũng nên lưu ý bảo vệ các thiết bị này khỏi những rủi ro an ninh mạng để lưu trữ an toàn dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó, nhân viên có thể yên tâm làm việc mà không bị gián đoạn vì ransomware hoặc các phần mềm độc hại khác.
Theo kết quả nghiên cứu từ Kaspersky, trong thời gian giãn cách vì đại dịch, 57% nhân viên thuộc doanh nghiệp nhỏ và 45% nhân viên của doanh nghiệp nói chung không được cung cấp thiết bị làm việc. Mặc dù có thể được xem là quy tắc bắt buộc để tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh, nhưng chỉ 34% nhân viên thuộc doanh nghiệp nhỏ cho biết họ được yêu cầu thực hiện bảo mật CNTT trên thiết bị cá nhân. Những yêu cầu này có thể là cài đặt hoặc sử dụng thiết bị đã được cài đặt giải pháp chống phần mềm độc hại; sử dụng mật khẩu mạnh và duy nhất trên thiết bị và bộ định tuyến Wifi; thường xuyên cập nhật hệ điều hành thiết bị để giảm rủi ro từ lỗ hổng chưa được vá,…
Thực hiện những hướng dẫn như vậy càng trở nên cần thiết vì 35% nhân viên doanh nghiệp nhỏ thừa nhận họ đã bắt đầu lưu trữ nhiều thông tin công ty có giá trị hơn trên thiết bị gia đình, cũng như trên các dịch vụ lưu trữ đám mây cá nhân (chiếm 25%).
Ông Andre Dankevich, Giám đốc tiếp thị sản phẩm ngành hàng B2B tại Kaspersky cho biết: “Các công ty nhỏ có thể đang trong hoàn cảnh khó khăn và ưu tiên hàng đầu của họ là duy trì hoạt động doanh nghiệp trong thời gian giãn cách vì đại dịch. Do vậy, an ninh mạng có thể trở thành vấn đề thứ yếu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện những yêu cầu bảo mật ở mức cơ bản vẫn có thể giúp thiết bị giảm khả năng bị nhiễm mã độc, tấn công tài chính hoặc mất dữ liệu kinh doanh. Hơn nữa, có rất nhiều khuyến nghị đã được đưa ra bởi chuyên gia an ninh mạng mà doanh nghiệp có thể chia sẻ với nhân viên để giúp họ đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình. Điều quan trọng là những yêu cầu bảo mật cần được tuân thủ không chỉ trong thời gian cách ly tại nhà mà còn được tiếp tục khi nhân viên làm việc từ xa trong tương lai”.
Kaspersky đề xuất các yêu cầu bảo mật CNTT dưới đây để doanh nghiệp nhỏ bảo vệ an toàn mạng khi nhân viên làm việc với thiết bị cá nhân:
- Thiết bị gia đình cần được bảo vệ bằng giải pháp chống virus. Những giải pháp chuyên dụng như Kaspersky Small Office Security có thể được cài đặt từ xa trên mọi thiết bị, cho dù là công ty hay nhân viên và được quản lý từ đám mây.
- Hệ điều hành thiết bị, cũng như các ứng dụng và dịch vụ phải luôn được cập nhật lên phiên bản mới nhất.
- Bật bảo vệ mật khẩu cho tất cả thiết bị, bao gồm cả điện thoại di động và bộ định tuyến Wifi. Nếu bộ định tuyến đã có mật khẩu mặc định, cần đổi sang mật khẩu mới và mạnh càng sớm càng tốt. Tính năng quản lý mật khẩu trong giải pháp bảo mật giúp tạo và lưu trữ mật khẩu mạnh và duy nhất cho mọi tài khoản.
- Các kết nối Wifi tại nhà phải được mã hóa, tốt nhất là với chuẩn mã hóa WPA2.
- Nên sử dụng VPN nếu nhân viên đang sử dụng các điểm truy cập Wifi không xác định.
- Sử dụng giải pháp bảo mật cho phép mã hóa thiết bị và máy chủ, cũng như tạo bản sao lưu cho tất cả dữ liệu của công ty. Điều này sẽ giúp khôi phục dữ liệu nhanh chóng trong trường hợp bị nhiễm ransomware.
- Cung cấp cho nhân viên danh sách các dịch vụ đám mây đáng tin cậy mà nhân viên có thể sử dụng để lưu trữ hoặc chuyển dữ liệu của công ty.
- Thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức an ninh cơ bản cho nhân viên. Việc này có thể được thực hiện trực tuyến và cần đầy đủ thông tin cần thiết như quản lý tài khoản và mật khẩu, bảo mật email, bảo mật điểm cuối và duyệt web. Kaspersky và Area9 Lyceum cũng đã tổ chức một khóa học miễn phí để giúp nhân viên làm việc an toàn tại nhà.
- Đảm bảo đã thông tin đến nhân viên để họ biết cần phải liên hệ ai khi gặp phải vấn đề về CNTT hoặc bảo mật.
ĐT
13:00 | 24/04/2020
10:00 | 25/09/2020
08:00 | 26/03/2020
09:00 | 25/03/2020
22:00 | 01/01/2021
13:00 | 17/02/2021
10:00 | 04/01/2021
09:00 | 25/03/2020
09:00 | 09/02/2023
Kể từ hôm nay (9/2), người dùng đã có thể trải nghiệm sử dụng Bing phiên bản mới do ChatGPT hỗ trợ của Microsoft. Tuy nhiên, phiên bản này sẽ chỉ khả dụng dưới dạng bản xem trước giới hạn đối với máy tính.
15:00 | 08/02/2023
Ngày 03/02, tại Hà Nội, Bộ Công an và Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia (lần thứ nhất) phục vụ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia với chuyên đề “Xác lập chiến lược dữ liệu đúng đắn tạo sức bật phát triển kinh tế, xã hội”.
11:00 | 27/01/2023
Theo một báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin Gartner (Mỹ), nhấn mạnh các rủi ro bảo mật nhắm vào các mục tiêu phi truyền thống như thiết bị mạng biên hoặc vũ trụ ảo - Metaverse, các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, chuyển đổi từ mạng riêng ảo (VPN) sang truy cập mạng Zero Trust (ZTNA) và sự chuyển đổi sang các mô hình phân phối dựa trên đám mây. Bài báo này sẽ gửi tới quý độc giả một số dự đoán về an ninh mạng trong giai đoạn 2023 - 2025 của Gartner.
08:00 | 16/01/2023
Thời điểm cận Tết luôn là thời điểm các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Ngày 02/3/2023, Nhà Trắng đã công bố chiến lược an ninh mạng quốc gia của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhằm bảo đảm mọi người dân Mỹ được thừa hưởng những lợi ích đầy đủ của một hệ sinh thái số an toàn.
13:00 | 20/03/2023
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023
Theo Forbes, Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo và Việt Nam hy vọng sẽ nằm trong 4 quốc gia hàng đầu ở châu Á về tiến bộ trí tuệ nhân tạo.
07:00 | 06/03/2023