Ngày 2/1, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành tạm giữ 9 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch trong một tháng là 3,5 triệu USD, tương đương hơn 176 tỷ đồng. Trong đó, Hoàng Anh Luân (31 tuổi, trú tại thị xã Hương Trà) được xác định là người cầm đầu.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng cầm đầu khai nhận đã quản lý một tài khoản cá độ bóng đá cấp cao, hạn mức lên tới 1,4 triệu USD; theo đó, đối tượng chia tài khoản theo các cấp nhỏ hơn và đưa cho đồng phạm nhằm tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng.
Trước hiện trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức tự chấp hành quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và tệ nạn cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá. Người dân cần ý thức được hậu quả và tác hại của tệ nạn cá độ bóng đá đối với bản thân, gia đình và xã hội. Tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức.
Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ bóng đá cần kịp thời báo tin tố giác với cơ quan Công an gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an (0692348569) để có biện pháp điều tra xử lý, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội.
Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt giữ 3 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Được biết, từ đầu 2023 đến nay, các đối tượng đã cho 20 người vay số tiền trên 2 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 500 triệu đồng.
Với chiêu trò này, các đối tượng không viết giấy vay nợ, hay bất kỳ một loại giấy thể hiện lãi suất vay mà sử dụng các phần mềm ứng dụng (app) trên mạng xã hội để quản lý. Các đối tượng đã lợi dụng sự khó khăn về kinh tế của người dân trên địa bàn để cho vay tiền với lãi suất cao từ 3.000 - 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương 108% đến 182,5%/ năm). Khi đến hạn thanh toán tiền lãi nếu người vay không trả kịp, các đối tượng sẽ trực tiếp đến nhà đe dọa người vay nhằm gây sức ép.
Nhằm ngăn chặn trẻ em trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo này, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết điều quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn là đều phải có đủ hiểu biết và sự chủ động. Phụ huynh cần phải quan tâm, nhấn mạnh cho trẻ về tầm quan trọng của việc không chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng; trò chuyện và dạy cho trẻ kỹ năng nhận biết, đánh giá tình huống và tính xác thực của những lời dụ dỗ, các trang web và đường dẫn lạ trên không gian mạng. Đồng thời, khuyến khích trẻ có ý thức thường xuyên chia sẻ bất kỳ tin nhắn đáng ngờ nào mà trẻ gặp phải.
Qua quá trình điều tra cho thấy, các đối tượng lừa đảo trên có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, đã từng có tiền án, và hoạt động rất tinh vi.
Trước thực trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân nên tìm đến các tổ chức cho vay uy tín như ngân hàng hoặc các công ty tài chính hợp pháp; tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng trên các trang web hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đặc biệt liên quan đến tài chính, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức.
Mới đây, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Lê Nguyên Giáp (SN 1993, ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, ngày 20/12, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Thái Nguyên) tiếp nhận đơn trình báo của một người tên D.K.L. (1984, ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi lừa đảo của Lê Nguyên Giáp.
Theo đó, đối tượng giả danh quen biết cán bộ làm việc tại Bộ Công an có khả năng giải quyết, lấy lại được tiền ảo đã thua lỗ của nạn nhân để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Nạn nhân cho biết có tham gia đầu tư tiền ảo trên mạng và đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó vì tâm lý muốn lấy lại tiền, nạn nhân lại tìm và tham gia vào một số nhóm trên mạng xã hội để tìm cơ hội lấy lại tiền. Nắm bắt tâm lý trên của nạn nhân, đối tượng chủ động nhắn tin và cho biết mình cũng từng bị lừa đảo; đồng thời tự giới thiệu có quen biết với một cán bộ làm ở Bộ Công an có thể giúp lấy lại số tiền bị lừa đảo. Để tạo lòng tin, đối tượng còn gửi số điện thoại của bản thân, giả làm cán bộ công an gọi điện và trao đổi với nạn nhân. Trong quá trình trao đổi, nạn nhân đã tin tưởng và chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo trên 3 lần với tổng số tiền là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, nạn nhân lại tiếp tục rơi vào bẫy và bị lừa chiếm đoạt số tiền trên.
Trước thực trạng lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra khuyến cáo cho người dân, đặc biệt là những người dân đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, cần phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin về vấn đề an toàn không gian mạng; luôn cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp những thông tin cá nhân như CCCD, CMND, số tài khoản ngân hàng, mã OTP, … để tránh bị đánh cắp thông tin sử dụng cho mục đích phi pháp. Không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên mạng xã hội nếu chưa xác minh được chính xác người nhận tiền là ai.
Nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Kạn) vừa xử lý thành công chuyên án đấu tranh với đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân.
Theo đó, đối tượng Lê Thanh Tuấn (SN 1989, Hoài Đức, Hà Nội) bị bắt giữ vì hành vi lập nick ảo để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn lập các tài khoản Facebook giả mạo rồi dùng kịch bản thanh lý đồ điện tử giá rẻ, đối tượng đã lừa tiền của nhiều người dùng mạng xã hội.
Đối tượng đã tạo lập các tài khoản Facebook giả mạo với tên tương tự những tài khoản ngân hàng chính chủ đã mua. Những tài khoản này được đối tượng sử dụng để đăng tải các bài viết có nội dung thanh lý các món đồ điện gia dụng như tủ lạnh, tủ đông, tủ hải sản,... tại các hội nhóm trên mạng xã hội. Đối tượng thường tự giới thiệu là người ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), hiện làm nghề mua bán hải sản, cần thanh lý đồ đạc trong cửa hàng để chuyển đổi mục đích kinh doanh. Để thu hút người mua, đối tượng này rao bán đồ điện tử với mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bằng thủ đoạn này, nhiều người đã tin tưởng mua hàng, đồng thời chuyển tiền đặt cọc trước vào tài khoản ngân hàng do Tuấn cung cấp. Sau khi nhận tiền, Tuấn liền ngay lập tức chặn tương tác với nạn nhân. Để tránh bị phát hiện, đối tượng này liên tục thay đổi tên và hình đại diện các tài khoản Facebook giả mạo, thậm chí đổi cả số điện thoại liên hệ.
Trước tình trạng người dân liên tục bị lừa đảo bằng hình thức bán xe giá rẻ, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra khuyến cáo, người dân nên lựa chọn những địa chỉ uy tín và chính thống để tránh sập bẫy lừa đảo. Người dân không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như giá rẻ hơn nhiều lần so với thị trường để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng hoặc bị chiếm đoạt tài sản.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Trung Hiếu (SN 1984 ở TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết quả điều tra, để có tiền trang trải nợ nần, đầu tháng 9/2023, đối tượng đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách tạo lập một trang web với giao diện có các nội dung thể hiện là phần mềm đọc trộm tin nhắn Zalo, Facebook, định vị số điện thoại nhưng bản chất phần mềm không thể thực hiện được các tính năng này.
Tiếp đó, Hiếu mua tài khoản Facebook ảo có nhiều người theo dõi và sửa tên tài khoản Facebook thành “Shop Công Nghệ Gia Đình” đăng kèm số điện thoại cá nhân và chạy quảng cáo với nội dung dịch vụ cho thuê phần mềm đọc trộm tin nhắn Zalo, Facebook, định vị số điện thoại để tìm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ để lừa đảo. Khi khách hàng liên hệ đến số điện thoại hoặc nhắn tin qua Facebook hỏi thuê dịch vụ phần mềm, đối tượng sẽ gửi tin nhắn liệt kê các tính năng và hình ảnh của phần mềm cho khách hàng. Say khi lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng yêu cầu nộp các loại phí như: phí tạo link, thuê Server, mua bộ nhớ, phí vượt qua lớp bảo mật… Mỗi loại phí có giá trị từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, tùy theo dịch vụ và tăng theo cấp độ khó của từng dịch vụ. Sau khi khách hàng đã nộp đầy đủ các khoản phí theo yêu cầu, ngay lập tức, đối tượng chặn liên lạc để chiếm đoạt số tiền.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), người dân nên tìm hiểu và theo dõi các chuyển biến của các hình thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng, để có thể chủ động đối phó trước mọi tình huống. Tuyệt đối không vì hiếu kỳ mà tìm mua những sản phẩm, thiết bị nêu trên; không mua các sản phẩm, thiết bị trôi nổi, giá rẻ nhập lậu giá rẻ để tránh bị các đối tượng xấu theo dõi, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân và xâm phạm đời sống riêng tư.
Ngoài ra, việc tự ý mua, bán và sử dụng những phần mềm, thiết bị ngụy trang đọc trộm, ghi âm, ghi hình khi không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật; có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy tố hình sự. Việc xử phạt không chỉ áp dụng với các đối tượng kinh doanh, cung cấp thiết bị trái phép mà còn là người mua và sử dụng thiết bị.
Hà Phương
(Theo Cục An toàn thông tin)
09:00 | 09/01/2024
10:00 | 04/07/2024
08:00 | 27/12/2023
08:00 | 06/09/2024
08:00 | 30/11/2023
07:00 | 27/09/2024
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine (NCCC) đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trong các cơ quan chính phủ, đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
10:00 | 18/09/2024
Ngày 17/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo khoa học về An toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng Chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, quy tụ hơn 200 chuyên gia bảo mật, đại diện các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, cơ quan quản lý, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng khu vực phía Nam.
07:00 | 10/09/2024
Chính phủ Úc cho biết nước này có kế hoạch đưa ra các quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh các công cụ AI đang được triển khai nhanh chóng bởi các doanh nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.
14:00 | 09/09/2024
Sáng ngày 07/9, tại Hà Nội, Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 đã diễn ra, với sự tham gia của các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin, mật mã và công nghệ viễn thông. Đây là sự kiện thường niên do Trường UEC Nhật Bản tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và trao đổi giáo dục giữa các trường đại học khu vực Đông Nam Á với Nhật Bản.
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
16:00 | 04/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 30/9, Adobe chính thức ra mắt tính năng hỗ trợ tiếng Việt dành cho phần mềm Photoshop trên máy tính, giúp người dùng Việt thỏa sức sáng tạo mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
12:00 | 03/10/2024