Liên minh công nghệ (Tech Coalition) vừa công bố khởi động chương trình Lantern, nhằm tăng cường cuộc chiến chống bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến - Child Sexual Exploitation and Abuse (CSEA).
Lantern là chương trình hợp tác, trong đó các BigTech hàng đầu, sở hữu các ứng dụng phổ biến như Discord, Google, Mega, Meta, Quora, Roblox, Snap và Twitch sẽ chia sẻ dữ liệu về hoạt động có dấu hiệu bất hợp pháp và các tài khoản bị nghi ngờ vi phạm chính sách an toàn trẻ em.
Hệ thống sẽ cho phép các đối tác chia sẻ các “chỉ dấu”, có thể bao gồm địa chỉ email, tên người dùng và từ khóa có liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em - Child Sexual Abuse Material (CSAM), cũng như quy trình mua bán những tài liệu đó.
Các thông tin do Lantern thu thập sẽ được cung cấp làm cơ sở cho các cuộc điều tra sâu hơn và sẽ dùng làm bằng chứng cho cơ quan thực thi pháp luật, kể cả trong trường hợp chúng không cấu thành bằng chứng thuyết phục về tội phạm.
Trong giai đoạn thử nghiệm của dự án, dịch vụ lưu trữ đám mây Mega đã cung cấp các địa chỉ web để công ty Meta tiến hành xóa hơn 10.000 hồ sơ, trang Facebook và tài khoản Instagram vi phạm tiêu chuẩn, cho thấy hiệu quả của dự án hợp tác. Sau giai đoạn đầu tiên, Liên minh công nghệ này có kế hoạch mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách mời các đối tác mới tham gia.
Với sự bùng nổ của công nghệ, vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em đã trở nên không có biên giới và không một công ty nào có thể đánh giá đầy đủ những tổn hại gây ra cho nạn nhân. Vì vậy, sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng công nghệ khác nhau là chìa khóa cho phản ứng và hành động toàn diện.
Vấn đề chống lại CSEA đang trở nên ngày càng phức tạp do nhu cầu cân bằng giữa sự an toàn của trẻ em với quyền riêng tư trực tuyến. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn do sự phổ biến của các tài liệu liên quan đến trẻ em, bao gồm cả nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
Năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các quy định mới để chống lạm dụng tình dục trẻ em trên không gian mạng. Ủy ban châu Âu yêu cầu các công ty công nghệ quét tài liệu CSAM và đưa ra khuyến nghị về cách bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung độc hại.
Xuân Quỳnh
16:00 | 30/11/2023
07:00 | 07/08/2024
09:00 | 06/12/2023
14:00 | 30/07/2024
09:00 | 28/06/2024
14:00 | 20/06/2023
16:00 | 08/12/2023
16:00 | 20/12/2023
15:00 | 27/09/2023
17:00 | 22/12/2023
14:00 | 22/08/2023
15:00 | 27/09/2023
13:00 | 10/12/2024
Ngày 2/12, Liên minh châu Âu thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường an ninh mạng và thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.
14:00 | 20/11/2024
Trong hệ sinh thái kỹ thuật số kết nối ngày nay, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên thứ ba để sử dụng nhiều công cụ, công nghệ và dịch vụ khác nhau. Mặc dù các quan hệ đối tác này có hiệu quả, nhưng chúng cũng mang lại rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất là tấn công chuỗi cung ứng, khi hệ thống doanh nghiệp bị tin tặc xâm nhập qua lỗ hổng phần mềm, dịch vụ hoặc công cụ của bên thứ ba. Vậy, làm thế nào các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa gián tiếp này?
14:00 | 02/10/2024
Ứng dụng nhắn tin phổ biến Telegram tuyên bố sẽ cung cấp địa chỉ IP và số điện thoại của người dùng cho chính quyền để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ nhằm kiểm soát hoạt động tội phạm trên nền tảng này.
16:00 | 19/09/2024
Thông qua ban hành Luật An ninh mạng, Quy định về bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng liên quan đã giúp an ninh chuỗi cung ứng công nghệ thông tin Trung Quốc ngày càng được tăng cường.