Theo báo cáo “Câu chuyện của năm: công việc từ xa” do các nhà nghiên cứu của Kaspersky thực hiện, những năm gần đây trên toàn cầu có sự thay đổi lớn về phương thức làm việc, nhiều hoạt động phụ thuộc vào nền tảng kỹ thuật số nên nguy cơ tấn công mạng cũng gia tăng. Các nhà nghiên cứu của công ty Kaspersky cho biết, tấn công vào giao thức điều khiển máy tính từ xa năm 2020 đã tăng 242% so với năm 2019 và xuất hiện 1,7 triệu tệp chứa mã độc được ngụy trang dưới dạng ứng dụng truyền thông doanh nghiệp.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cộng đồng và duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng phương pháp làm việc tại nhà thông qua hệ thống mạng khiến lưu lượng truy cập của công ty tăng nhanh chóng. Người dùng thường sử dụng thêm dịch vụ để trao đổi dữ liệu, làm việc bằng mạng wifi, việc này nhanh chóng tạo kẽ hở bảo mật. Đây sẽ là lỗ hổng cho các tin tặc tập trung vào những người dùng này để đánh cắp thông tin cá nhân.
Báo cáo của các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất của năm 2020 là nhận thức về các mối nguy hiểm tiềm ẩn trên mạng. Mấu chốt ở đây không phải là nhu cầu đột ngột tăng về các dịch vụ trực tuyến - liên quan đến công việc hoặc giao đồ ăn. Nhiều người dùng ở giai đoạn đầu sử dụng Internet có nguyên tắc tránh tiếp xúc với kỹ thuật số. Chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức lớn trên toàn thế giới. Hy vọng điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về an ninh mạng của tất cả người dùng”.
Đứng trước những nguy cơ mất an toàn bảo mật, Kaspersky khuyến cáo người dùng và doanh nghiệp nên lưu ý những vấn đề sau khi làm việc từ xa:
- Cho phép truy cập vào mạng của công ty thông qua mạng riêng ảo doanh nghiệp và nếu có thể, hãy bật xác thực đa yếu tố để luôn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công điều khiển máy tính từ xa;
- Sử dụng giải pháp bảo mật công ty được tăng cường khả năng bảo vệ khỏi mối đe dọa mạng bao gồm chức năng kiểm tra đăng nhập để giám sát và cảnh báo đối với hành vi tấn công dò mật khẩu và liên tục đăng nhập thất bại;
- Đảm bảo người dùng được trang bị đầy đủ để làm việc tại nhà một cách an toàn và biết họ cần liên hệ với ai nếu gặp vấn đề về công nghệ thông tin hoặc bảo mật;
- Đảm bảo các thiết bị, phần mềm, ứng dụng và dịch vụ đều được cập nhật; Đảm bảo doanh nghiệp có quyền truy cập vào thông tin tình báo về mối đe dọa an ninh mạng mới nhất để củng cố giải pháp bảo vệ của doanh nghiệp;
- Thiết lập mật khẩu mạnh cho bộ định tuyến và mạng wifi. Mật khẩu nên bao gồm kết hợp các chữ cái viết thường và viết hoa, số và dấu chấm câu…
Gia Minh
09:00 | 25/09/2019
14:00 | 05/02/2021
09:00 | 06/07/2021
11:00 | 25/01/2021
14:59 | 22/05/2017
08:23 | 23/06/2016
16:00 | 12/06/2020
12:00 | 14/01/2025
Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin cá nhân được xem như nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đó là lý do tin tặc luôn tìm cách đánh cắp dữ liệu người dùng. Theo một báo cáo của công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã đánh cắp lượng dữ liệu người dùng khổng lồ trong năm 2024.
10:00 | 21/11/2024
Tòa án liên bang Mỹ tại quận phía Bắc California đã bác vụ kiện cáo buộc Google thu lợi bất chính từ các vụ lừa đảo thẻ quà tặng Google Play.
13:00 | 18/11/2024
Cisco đã xử lý lỗ hổng nghiêm trọng định danh CVE-2024-20418 cho phép kẻ tấn công thực thi lệnh với quyền root trên các điểm truy cập Ultra-Reliable Wireless Backhaul (URWB) dễ bị tấn công.
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
Apache NiFi - hệ thống xử lý và phân phối dữ liệu đang đối mặt với một lỗ hổng định danh CVE-2024-56512, có thể cho phép truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm. Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản NiFi từ 1.10.0 đến 2.0.0.
09:00 | 08/01/2025