Các mã độc này có tên gọi Facestealer, được cài ngầm trong các ứng dụng tưởng chừng như vô hại. Các nhà nghiên cứu tại Trend Micro (Nhật Bản) cho biết gần đây họ đã xác định được hơn 200 biến thể của mã độc này trên Google Play và Google đã phải gỡ bỏ chúng.
Theo kết quả thống kê của các nhà nghiên cứu, một số ứng dụng biến thể của mã độc đã được người dùng cài đặt tới hơn 100.000 lần. Mã độc Facestealer thường được cài ngầm trong các các công cụ dùng để chỉnh sửa, thao tác hoặc chia sẻ ảnh và ở một số dạng khác.
Một trong số các ứng dụng được cài đặt nhiều nhất là Daily Fitness OL được biết đến như một ứng dụng hướng dẫn tập luyện thể dục. Theo đó, ứng dụng tập thể dục giả mạo Daily Fitness OL sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập vào Facebook thông qua trình duyệt. Cùng với đó, ứng dụng này có thể nhúng một đoạn mã JavaScript vào trang web đã tải để lấy cắp thông tin đăng nhập của người dùng.
Mã độc Facestealer được phát hiện lần đầu tiên vào 7/2021 và đã được các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng di động Pradeo (Pháp) phát hiện chạy ngầm tại các máy chủ của Nga.
Một số các ứng dụng Facestealer khác do Trend Micro tìm thấy có thể kể đến như: Enjoy Photo Editor, Panorama Camera, Photo Gaming Puzzle, Swarm Photo và Business Meta Manager.
Triệu Yến
07:00 | 12/05/2022
09:00 | 08/07/2022
14:00 | 19/07/2022
09:00 | 29/04/2022
16:00 | 21/07/2023
23:00 | 02/09/2022
09:00 | 21/04/2022
10:00 | 05/03/2025
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Intel 471 cho biết, đã phát hiện cách phần mềm độc hại TGTOXIC tấn công người dùng Android chỉ bằng một tin nhắn SMS.
14:00 | 03/03/2025
Theo cảnh báo từ công ty tình báo mối đe dọa GreyNoise (Mỹ), các tác nhân đe dọa đang nỗ lực tấn công vào tường lửa PAN-OS của Palo Alto Networks bằng cách khai thác lỗ hổng vừa được khắc phục (CVE-2025-0108) cho phép vượt qua xác thực.
09:00 | 23/01/2025
Mới đây, các chuyên gia an ninh mạng đã phát đi cảnh báo liên quan đến chiến dịch lừa đảo trên nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí và được mã hóa 2 chiều Signal.
10:00 | 24/12/2024
Mới đây, các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện một rootkit mới có tên là Pumakit trên hệ điều hành Linux, được thiết kế với nhiều lớp để ẩn mình và leo thang đặc quyền một cách tinh vi.
Juniper Networks đã phát hành bản vá khẩn cấp để giải quyết một lỗ hổng bảo mật đang bị khai thác tích cực trong hệ điều hành Junos OS định danh CVE-2025-21590. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công cục bộ có thể thực thi mã tùy ý, ảnh hưởng đến nhiều phiên bản của Junos OS. Kẻ tấn công có quyền truy cập cao có thể tiêm mã tùy ý và làm tổn hại đến thiết bị bị ảnh hưởng.
10:00 | 21/03/2025