Hình thức gian lận cước phí hoạt động trên giao thức ứng dụng không dây (WAP). Kẻ gian sẽ sử dụng một số chiêu trò để ngắt kết nối thiết bị với WiFi để buộc người dùng vào mạng di động.
Khi đó, phần mềm độc hại sẽ bắt đầu đăng kí các dịch vụ trả phí, đồng thời ẩn mọi mật khẩu dùng một lần (OTP) được gửi về điện thoại để xác minh danh tính. Điều này nhằm che giấu người dùng và khiến họ không thể hủy đăng kí.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, sự phát triển của phần mềm độc hại gian lận sẽ khiến nhiều người phải đối mặt với hóa đơn điện thoại đắt đỏ.
Điện thoại sẽ bị tấn công khi người dùng tải xuống nhầm ứng dụng độc hại (ngụy trang dưới dạng một ứng dụng khác) trên Google Play hoặc các kho của bên thứ ba. Thông thường, phần mềm độc hại sẽ giả mạo ứng dụng hình nền, màn hình khóa, làm đẹp, trình chỉnh sửa hình ảnh, nhắn tin, nhiếp ảnh… và công cụ diệt virus giả mạo.
Theo các nhà nghiên cứu, sau khi cài đặt ứng dụng sẽ bắt đầu yêu cầu quyền truy cập camera, quản lí thông báo, SMS… và một số quyền hạn không liên quan.
Valsamaras và Shin Jung nói rằng việc một ứng dụng yêu cầu quá nhiều quyền hạn vô lí có thể là đặc điểm để nhận dạng phần mềm độc hại. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý để phần bình luận của người dùng trước đó, kiểm tra hồ sơ nhà phát triển, giao diện, biểu tượng…
Nếu điện thoại bỗng nhiên hao pin, gặp sự cố về kết nối, quá nhiệt hoặc chạy chậm hơn so với bình thường, nhiều khả năng thiết bị đã nhiễm phần mềm độc hại.
Theo các nhà nghiên cứu, phần mềm độc hại gian lận cước phí chiếm 34,8% ứng dụng có khả năng gây hại được cài đặt từ Google Play trong quý I/2022, chỉ đứng sau phần mềm gián điệp.
Thống kê của Google cho thấy hầu hết người dùng bị ảnh hưởng đều ở Ấn Độ, Nga, Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thanh Tùng
09:00 | 19/05/2022
23:00 | 02/09/2022
14:00 | 19/07/2022
13:00 | 21/07/2022
14:00 | 09/12/2022
09:00 | 25/05/2022
10:00 | 18/01/2023
13:00 | 14/09/2021
10:00 | 20/01/2022
14:00 | 04/03/2025
Mới đây, một lỗ hổng có mã định danh CVE-2024-52577 có khả năng thực thi mã từ xa đã được phát hiện trong Apache Ignite, một cơ sở dữ liệu phân tán mã nguồn mở phổ biến dành cho điện toán hiệu năng cao.
15:00 | 11/02/2025
Mới đây, Kaspersky Lab đã ghi nhận một loại mã độc mới có khả năng đánh cắp dữ liệu từ ảnh trên iPhone bằng cách sử dụng WannaCry và kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (OCR).
08:00 | 29/01/2025
Một chiến thuật tấn công mới đang được tin tặc sử dụng thông qua cách thức "giả mạo mô phỏng giao dịch" để đánh cắp tiền điện tử, mới đây trên ScamSniffer (trang web chuyên đăng tải các bài báo về phòng, chống lừa đảo mạng) đã công bố một vụ tấn công sử dụng hình thức này gât thiệt hại 143,45 Ethereum (ETH) với trị giá khoảng 460.000 USD.
15:00 | 27/12/2024
Mới đây, Công ty an ninh mạng Bitsight (Mỹ) đã phát hiện mạng lưới botnet BadBox bao gồm hơn 190.000 thiết bị Android, trong đó chủ yếu là các thiết bị TV thông minh Yandex và điện thoại thông minh Hisense.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025