Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng vào năm 2024, sự nổi lên của kiến trúc Zero Trust đã trở thành xu hướng nổi bật trong việc chia sẻ tệp an toàn. Các mô hình bảo mật truyền thống thông thường dựa vào phòng thủ theo chu vi mạng (network perimeter), mặc dù cách tiếp cận này khá hữu ích để bảo vệ trước các mối đe dọa bên ngoài, tuy nhiên lại không giải quyết được các mối đe dọa tồn tại bên trong mạng, do đó trong trường hợp một mối đe dọa nào đó xâm nhập và duy trì sự hiện diện của nó thì hệ thống không có đủ khả năng để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm. Kiến trúc Zero Trust có một cách tiếp cận khác bằng cách giả định rằng không có người dùng hoặc thiết bị nào đáng tin cậy, ngay cả khi họ ở trong mạng tổ chức.
Cách tiếp cận này liên quan đến việc liên tục xác minh danh tính và trạng thái bảo mật của người dùng và thiết bị trước khi cấp quyền truy cập vào các tệp nhạy cảm. Khi triển khai Zero Trust, các tổ chức có thể giảm đáng kể nguy cơ truy cập trái phép và vi phạm dữ liệu. Nguyên tắc đặc quyền tối thiểu là cốt lõi của kiến trúc này, đảm bảo rằng người dùng chỉ có quyền truy cập vào các tệp và tài nguyên thực sự cần thiết để thực hiện các tác vụ cụ thể của mình. Hơn nữa, kiến trúc Zero Trust kết hợp khả năng giám sát và ghi nhật ký toàn diện, cho phép các tổ chức phát hiện và phản hồi mọi hoạt động đáng ngờ trong thời gian thực. Cách tiếp cận chủ động này về vấn đề bảo mật là rất quan trọng khi đối mặt với các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi. Khi sự phụ thuộc vào các dịch vụ dựa trên đám mây và công việc từ xa tiếp tục gia tăng, việc áp dụng kiến trúc Zero Trust dự kiến sẽ trở thành tiêu chuẩn mới để chia sẻ tệp an toàn vào năm 2024 và trong tương lai gần.
Phần mềm dựa trên đám mây sẽ tiếp tục là một xu hướng nổi bật của việc lưu trữ và truyền tệp dữ liệu vào năm 2024 và hơn thế nữa. Khi các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu áp dụng các ứng dụng chia sẻ tệp, xu hướng này dự kiến sẽ phát triển hơn trong những năm tới. Những lý do cho sự thay đổi này rất đa dạng.
Thứ nhất, phần mềm dựa trên đám mây cung cấp khả năng mở rộng cần thiết. Không giống như các ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng nội bộ, các giải pháp dựa trên đám mây có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp mà không yêu cầu nâng cấp phần cứng đáng kể hoặc tài nguyên bổ sung. Điều này đảm bảo rằng các tổ chức có thể mở rộng liền mạch khả năng chia sẻ tệp khi yêu cầu của họ ngày càng tăng.
Thứ hai, phần mềm dựa trên đám mây mang lại sự linh hoạt chưa từng có. Với khả năng truy cập các tệp từ mọi nơi và mọi lúc, nhân viên có thể làm việc ở các địa điểm và múi giờ khác nhau. Tính linh hoạt này không chỉ nâng cao năng suất mà còn cho phép các tổ chức khai thác nguồn nhân lực toàn cầu, cho phép đạt được sự đổi mới và đa dạng hơn. Ngoài ra, phần mềm dựa trên đám mây mang lại hiệu quả về mặt chi phí theo thời gian. Bằng cách loại bỏ nhu cầu mua, bảo trì và nâng cấp phần cứng tốn kém, các tổ chức có thể giảm đáng kể chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Đặc biệt, các giải pháp phần mềm dựa trên đám mây đi kèm với các biện pháp bảo mật tích hợp. Nhiều nhà cung cấp hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu và đầu tư vào các giao thức bảo mật mạnh mẽ. Với các bản vá và cập nhật bảo mật thường xuyên, các giải pháp này có thể nhanh chóng ứng phó với các mối đe dọa mới nổi, giúp các tổ chức yên tâm hơn về vấn đề bảo mật tệp.
Với khối lượng dữ liệu nhạy cảm được chia sẻ và lưu trữ trực tuyến ngày càng tăng, các biện pháp bảo vệ dữ liệu nâng cao thông qua mã hóa đã trở nên cần thiết vào năm 2024. Mã hóa đảm bảo rằng dữ liệu luôn được giữ bí mật và an toàn, ngay cả khi dữ liệu đó rơi vào tay kẻ xấu.
Vào năm 2024, các thuật toán và giao thức mã hóa tiên tiến đang được sử dụng để bảo vệ các tệp trong quá trình truyền và khi lưu trữ. Mã hóa đầu cuối đã đạt được sức hút đáng kể, đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa từ thời điểm được tải lên cho đến thời điểm người dùng được ủy quyền truy cập. Điều này có nghĩa là ngay cả khi xảy ra vi phạm dữ liệu, thông tin được mã hóa vẫn không thể đọc được và không thể sử dụng được đối với những cá nhân không có thẩm quyền. Ngoài ra, các tổ chức đang có xu hướng triển khai các biện pháp kiểm soát mã hóa chi tiết như một lớp bảo mật bổ sung, cho phép mã hóa các tệp hoặc thư mục cụ thể dựa trên cấp độ bảo mật của từng dữ liệu. Bằng cách kết hợp các biện pháp bảo vệ dữ liệu nâng cao thông qua mã hóa, các tổ chức có thể duy trì quyền riêng tư và tính toàn vẹn của tệp nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến vi phạm dữ liệu và truy cập trái phép.
Trong bối cảnh chia sẻ tệp an toàn ngày càng phát triển, tầm quan trọng của xác thực người dùng càng trở nên cấp thiết, điều này đảm bảo rằng chỉ những cá nhân được ủy quyền mới có quyền truy cập vào các tệp nhạy cảm, ngăn chặn người dùng trái phép xâm nhập vào hệ thống. Với sự gia tăng các mối đe dọa đánh cắp thông tin, xu hướng vào năm 2024, các tổ chức sẽ tăng cường triển khai các biện pháp như xác thực đa yếu tố (MFA) để tăng cường tính bảo mật của các nền tảng chia sẻ tệp. MFA yêu cầu người dùng cung cấp nhiều hình thức xác thực, chẳng hạn như mật khẩu, sinh trắc học hoặc mã thông báo vật lý, để xác minh danh tính của người đăng nhập. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ truy cập trái phép, vì tội phạm mạng khó vượt qua nhiều lớp xác thực hơn nhiều.
Ngoài ra, đăng nhập một lần (SSO) cũng là một phương thức xác thực cho các tổ chức và sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi hơn, vì nó hợp lý hóa quy trình truy cập của người dùng trên nhiều ứng dụng với một bộ thông tin xác thực giúp nâng cao đáng kể sự thuận tiện cho người dùng. Bằng cách giảm số lượng mật khẩu mà người dùng cần ghi nhớ và quản lý, SSO sẽ giúp giảm khả năng xảy ra các vi phạm bảo mật liên quan đến mậtđc ạ khẩu, chẳng hạn như các vi phạm do mật khẩu yếu hoặc sử dụng lại mật khẩu.
Hơn nữa, SSO đơn giản hóa các tác vụ quản trị vì quản trị viên có thể đồng thời loại bỏ quyền truy cập của người dùng vào một loạt ứng dụng, giảm chi phí trợ giúp liên quan đến việc đặt lại mật khẩu và cung cấp khả năng kiểm soát tập trung đối với quyền truy cập của người dùng, đảm bảo các chính sách bảo mật nhất quán trên tất cả các hệ thống tích hợp. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng đang tận dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt và quét dấu vân tay, để nâng cao quy trình xác thực. Những công nghệ này cung cấp mức độ bảo mật và tiện lợi cao hơn, đảm bảo rằng chỉ những cá nhân được ủy quyền mới có thể truy cập các tệp nhạy cảm.
Trong bối cảnh chia sẻ tệp an toàn đang phát triển nhanh chóng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa cách các tổ chức bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của họ và luôn đi trước các mối đe dọa mạng. Vào năm 2024, công nghệ AI đang được tận dụng để tăng cường các biện pháp bảo mật và hợp lý hóa quy trình chia sẻ tệp.
Các hệ thống phát hiện mối đe dọa dựa trên AI sẽ phân tích các mẫu và hành vi để xác định các mối đe dọa cũng như điểm bất thường tiềm ẩn về bảo mật. Thông qua việc liên tục giám sát các hoạt động của người dùng và tương tác tệp, AI có thể phát hiện các hoạt động đáng ngờ, chẳng hạn như các nỗ lực truy cập trái phép hoặc các kiểu chia sẻ tệp bất thường trong thời gian thực. Điều này cho phép các tổ chức chủ động ứng phó với các vi phạm an ninh tiềm ẩn, giảm thiểu tác động của các mối đe dọa mạng. Bên cạnh đó, các hệ thống phân loại dữ liệu được hỗ trợ bởi AI có thể tự động phân loại các tệp dựa trên độ nhạy cảm của chúng và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp. Việc tự động hóa này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo bảo vệ dữ liệu nhất quán và chính xác. Phân tích dự đoán dựa trên AI cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chia sẻ tệp an toàn. Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và hành vi của người dùng, AI có thể dự đoán các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp bảo mật chủ động để giảm thiểu rủi ro.
Các xu hướng về chia sẻ tệp an toàn trong năm 2024 nêu bật tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp cộng tác và bảo vệ dữ liệu tiên tiến. Sự gia tăng của kiến trúc Zero Trust cho thấy nhu cầu xác minh và kiểm soát quyền truy cập liên tục để bảo vệ các tệp nhạy cảm khỏi các mối đe dọa mạng. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu nâng cao thông qua mã hóa đảm bảo rằng dữ liệu được giữ bí mật và an toàn, ngay cả trong trường hợp bị vi phạm. Xác thực người dùng, đặc biệt là xác thực MFA, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn truy cập trái phép vào nền tảng chia sẻ tệp. Bên cạnh đó, việc tích hợp AI giúp tăng cường các biện pháp bảo mật và hợp lý hóa quy trình chia sẻ tệp. Bằng cách nghiên cứu và triển khai những xu hướng này, các tổ chức có thể tăng cường thêm các lớp phòng thủ hệ thống nhằm bảo vệ tệp dữ liệu nhạy cảm một cách hiệu quả.
Đinh Hồng Đạt
13:00 | 23/06/2022
15:00 | 20/05/2020
08:00 | 15/03/2024
09:00 | 28/04/2024
Không chỉ tác động đến lĩnh vực an toàn thông tin, Bug Bounty còn được cho là cổ vũ cho nền kinh tế Gig Economy kiểu Orwell. Điều này có là một góc nhìn tiêu cực cho hình thức bảo mật này?
13:00 | 19/03/2024
Hiện nay, khi mức độ phổ biến của Hệ thống tệp liên mạng (Interplanetary File System - IPFS) ngày càng phát triển thì cũng kéo theo những rủi ro và mối đe dọa bởi tội phạm mạng nhanh chóng phát triển các kỹ thuật tấn công và lợi dụng công nghệ IPFS để mở rộng hoạt động phạm tội của chúng. Các cuộc tấn công này thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn khi nhiều dịch vụ lưu trữ tệp, lưu trữ web và đám mây hiện đang sử dụng IPFS. Xu hướng gần đây cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại về các cuộc tấn công lừa đảo tận dụng IPFS, trong đó kẻ tấn công lạm dụng tính chất phi tập trung của công nghệ này để lưu trữ và phân phối nội dung độc hại. Bài báo trình bày tổng quan và thực trạng tấn công lừa đảo IPFS, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp để phòng tránh trước các cuộc tấn công lừa đảo IPFS.
14:00 | 04/03/2024
Ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có xu hướng tích hợp và tự động hóa, trong đó các giao dịch số là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, các tấn công lên thiết bị phần cứng, đặc biệt là các thiết bị bảo mật có thể kéo theo những tổn thất to lớn như: lộ thông tin cá nhân, bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng,… So với các loại tấn công khác, tấn công kênh kề hiện đang có nhiều khả năng vượt trội. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày sơ lược về kết quả thực hành tấn công kênh kề lên mã khối Kalyna trên hệ thống Analyzr của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công thành công và khôi phục đúng 15 byte khóa trên tổng số 16 byte khóa của thuật toán Kalyna cài đặt trên bo mạch Nucleo 64.
09:00 | 10/01/2024
Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó, lĩnh vực an toàn thông tin, giám sát an ninh thông minh có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bên cạnh các giải pháp như phát hiện mạng Botnet [1], phát hiện tấn công trinh sát mạng [2], việc ứng dụng AI trong giám sát an ninh, hỗ trợ điều tra tội phạm cũng đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất giải pháp sử dụng mô hình mạng nơ-ron tinh gọn phân loại tương tác giữa 2 người trong chuỗi ảnh rời rạc. Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng làm cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình phân loại hành động bất thường, phát hiện xâm nhập.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết.
16:00 | 04/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
13:00 | 13/08/2024