Windows Security là một ứng dụng bảo mật tích hợp sẵn trong Windows 11, cung cấp các tính năng như quét thời gian thực, bảo vệ tường lửa, kiểm soát tài khoản, bảo vệ thư mục hay bảo vệ thiết bị nhằm phát hiện phần mềm độc hại, chẳng hạn như virút, mã độc tống tiền, phần mềm gián điệp, rootkit và các mối đe dọa mạng khác. Để mở Windows Security, người dùng ấn tổ hợp phím: Windows + I > Privacy & security > Windows Security. Dưới đây là một số tính năng cần thực hiện nhằm nâng cao bảo mật cho máy tính của người dùng trên Windows Security.
Quét virus máy tính
Với tính năng Virus & threat protection, nếu nghi ngờ máy tính đã bị xâm nhập, người dùng luôn có thể thực hiện quét toàn bộ, quét nhanh hoặc quét tùy chỉnh (có thể lựa chọn tệp hoặc vị trí cần quét) để đảm bảo thiết bị không có phần mềm độc hại. Để rà quét virus, trong Virus & threat protection, chọn Scan options, sau đó tùy chọn các hành động mà ứng dụng có thể rà quét như đã được đề cập, rồi chọn Scan now (Hình 1).
Hình 1. Các tùy chọn rà quét virus và các mối đe dọa khác
Bảo vệ trước mã độc tống tiền
Controlled folder access là một tính năng bảo mật trong Virus & threat protection được tích hợp trên Windows 11 để bảo vệ máy tính trước các cuộc tấn công mã độc tống tiền. Khi tính năng này được kích hoạt, nó sẽ theo dõi những thay đổi mà ứng dụng thực hiện đối với tệp của người dùng. Nếu một ứng dụng cố gắng sửa đổi các tệp trong thư mục được bảo vệ và ứng dụng đó bị đưa vào danh sách đen, người dùng sẽ nhận được thông báo về hoạt động đáng ngờ. Để kích hoạt tính năng bảo vệ chống mã độc tống tiền trên Windows 11, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở Virus & threat protection > Ransomware protection > Manage ransomware protection.
Bước 2: Tiếp đến, hãy đảm bảo Controlled folder access được bật. Lúc này, Microsoft Defender Antivirus sẽ giám sát các thư mục được bảo vệ nếu phát hiện ứng dụng nào đó đang có hành vi sửa đổi tệp của người dùng (Hình 2).
Hình 2. Kích hoạt Controlled folder access
Kiểm tra cài đặt tường lửa Windows Firewall
Windows Firewall là một tính năng bảo mật được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Windows Firewall giúp ngăn chặn các kết nối không mong muốn đến máy tính của người dùng từ mạng Internet hoặc mạng nội bộ. Bên cạnh đó, tính năng này cũng cho phép người dùng kiểm soát các ứng dụng và dịch vụ có thể gửi hoặc nhận dữ liệu qua mạng, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các mối đe dọa như mã độc, phần mềm gián điệp,… và tăng cường hiệu suất ổn định của hệ thống. Để kiểm tra Windows Firewall, người dùng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trong Windows Security, chọn Firewall & network protection.
Bước 2: Đảm bảo rằng Domain network, Private network và Public network đã được bật (Hình 3).
Hình 3. Kích hoạt Windows Firewall
Tăng cường bảo vệ chống lừa đảo
Bắt đầu từ phiên bản 22H2, Windows 11 đã bao gồm tính năng chống lừa đảo (Phishing protection) có thể bảo vệ mật khẩu khỏi các trang web và ứng dụng độc hại. Đầu tiên, tính năng này sẽ hiển thị cảnh báo khi phát hiện người dùng đã nhập mật khẩu tài khoản của mình trên một trang web hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Nó cũng sẽ cảnh báo người dùng khi cố gắng lưu mật khẩu ở dạng văn bản thuần túy trên một ứng dụng và sử dụng lại mật khẩu trên các tài khoản khác vì điều này khiến tin tặc dễ dàng đánh cắp thông tin tài khoản của người dùng hơn. Tính năng Phishing protection hoạt động trên tài khoản Microsoft, tài khoản cục bộ, Active Directory hoặc Azure Active Directory. Người dùng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trong Windows Security, chọn lần lượt App & browser control > Reputation[1]based protection > Reputation[1]based protection settings.
Bước 2: Đảm bảo Phishing protection được bật với các tùy chọn sau:
- “Warm me about malicious apps and sites”: Hiển thị cảnh báo khi truy cập một trang web hoặc chương trình không đáng tin cậy.
- “Warm me about pass pass use”: Cảnh báo sử dụng cùng một mật khẩu khi tạo tài khoản mới hoặc cập nhật thông tin trên trang web hoặc chương trình.
- “Warm me about unsafe password storage”: Cảnh báo người dùng không lưu mật khẩu ở dạng văn bản thuần túy trong trình soạn thảo văn bản (Hình 4).
Hình 4. Kích hoạt tính năng Phishing protection
Dynamic Lock là một tính năng bảo mật trên Windows 11 dành cho những ai thường quên khóa máy tính khi di chuyển xa. Điều này gây khó khăn cho bất kỳ người lạ truy cập vào hệ thống. Tính năng này hoạt động bằng cách kết nối máy tính với một thiết bị khác, ví dụ như TV hay điện thoại thông minh qua Bluetooth. Khi ghép nối thành công, bất cứ khi nào người dùng rời khỏi máy tính thì tín hiệu kết nối sẽ yếu đi, Dynamic Lock sẽ được kích hoạt và máy tính của người dùng bị khóa. Để thực hiện điều này, người dùng cần phải bật Bluetooth và ghép nối các thiết bị. Sau đó bật tính năng Dynamic Lock như sau:
Bước 1: Ấn tổ hợp phím “Windows + I” để mở Settings. Sau đó chọn Accounts.
Bước 2: Nhấp vào Dynamic Lock trong phần bên dưới Additional Settings.
Bước 3: Chọn tích Allow Windows to automatically lock your device when you’re away.
Sau khi hoàn thành các bước trên, người dùng sẽ có thêm một lớp bảo mật mới. Khi đó, nếu thiết bị Bluetooth không ở gần máy tính, Windows 11 sẽ đợi 30 giây rồi tắt màn hình và khóa tài khoản (Hình 5).
Hình 5. Sử dụng Dynamic Lock
Hình 6. Cập nhật hệ điều hành
Một lưu ý quan trọng trong việc nâng cao bảo mật cho Windows 11 đó là thường xuyên cập nhật hệ điều hành. Đây là hành động mà nhiều người dùng thường hay bỏ qua. Các bản cập nhật Windows có thể khắc phục các lỗi và lỗ hổng bảo mật thông qua các bản vá, từ đó giúp bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa mới cùng với các lỗi hệ thống. Mặc định, Windows sẽ tự động tải về bản cập nhật mới. Tuy nhiên, nếu muốn cập nhật thủ công, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ấn tổ hợp phím “Windows + I” để mở Settings. Sau đó chọn Windows Update.
Bước 2: Tại đây, chọn Check for updates. Ngay sau đó, hệ thống sẽ tìm và cập nhật tự động các bản vá bảo mật mới nhất.
Hồng Đạt
14:00 | 24/10/2023
10:00 | 07/06/2024
16:00 | 08/03/2024
09:00 | 24/05/2024
11:00 | 25/01/2024
14:00 | 09/09/2024
TikTok - thế giới giải trí đầy màu sắc nhưng cũng ẩn chứa những cạm bẫy rình rập thông tin cá nhân của người dùng. Đừng để niềm vui trở thành nỗi lo, hãy cùng khám phá những mẹo nhỏ mà hữu ích để bảo vệ dữ liệu trên TikTok, thỏa sức sáng tạo mà không lo sợ bị xâm phạm quyền riêng tư.
14:00 | 05/08/2024
Mỗi quốc gia sẽ có các quy định và chính sách riêng để bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng có một số nguyên tắc và biện pháp chung mà hầu hết các quốc gia áp dụng để đảm bảo an toàn và quyền riêng tư cho dữ liệu cá nhân của công dân. Dưới đây là một số cách mà các nước trên thế giới áp dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân cho công dân của mình.
14:00 | 31/05/2024
Song hành cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc phòng, chống tội phạm cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Đồng thời cũng tồn tại nhiều bài toán khó và một trong số đó là việc nhận diện nhanh chóng tội phạm, đối tượng tình nghi ở những địa điểm công cộng như bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay,… Giải quyết được bài toán này càng sớm càng tốt sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa trong công tác phòng, chống tội phạm. Bài báo sẽ giới thiệu một giải pháp nhận dạng mặt người dựa trên giải thuật Adaboost và các đặc trưng Haar-like qua đó giúp quá trình phát hiện tội phạm chính xác và nhanh chóng hơn.
08:00 | 10/02/2024
Hệ thống mật mã RSA là một trong các hệ mật mã khóa công khai đang được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống mạng máy tính hiện nay. Việc lựa chọn tham số an toàn cho hệ mật RSA là vấn đề rất quan trọng trong cài đặt ứng dụng hệ mật này. Bài báo này trình bày chi tiết về khuyến nghị độ dài các tham số sử dụng cho hệ thống mật mã RSA như thừa số modulo, số mũ bí mật, số mũ công khai và các thừa số nguyên tố trong một số tiêu chuẩn mật mã của châu Âu, Đức và Mỹ.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi, các tổ chức đang dần nhận ra rằng các phương pháp bảo mật truyền thống không còn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hệ thống của họ. Chính trong hoàn cảnh này, mô hình Zero Trust nổi lên như một giải pháp toàn diện, giúp bảo vệ hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công cả từ bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, việc triển khai Zero Trust không đơn giản, bài học kinh nghiệm nào để các tổ chức triển khai thành công mô hình bảo mật hiện đại này?
13:00 | 11/11/2024