Trình quản lý mật khẩu là một phần tích hợp trong các dịch vụ của Google có thể quản lý và tự động điền thông tin đăng nhập trên trình duyệt Chrome và các sản phẩm phần mềm khác của Google, đồng bộ hóa thông tin đăng nhập trên tất cả các ứng dụng được sử dụng bởi cùng một tài khoản Google.
Ngày 8/6/2023, Google đã công bố 5 tính năng mới và đã có sẵn trong bản cập nhật mới nhất, nhằm tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu được lưu trữ trong Trình quản lý mật khẩu trước những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời thiết lập thêm tính tiện dụng giúp người dùng có thể thao tác trên Trình quản lý mật khẩu được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Tính năng mới đầu tiên là bổ sung lối tắt dành riêng cho màn hình nền của Trình quản lý mật khẩu của Google, cho phép người dùng truy cập nhanh và quản lý tất cả thông tin xác thực tài khoản đã lưu trữ của họ, sửa đổi cài đặt tự động điền,… Bên cạnh đó cũng sẽ có một shortcut chuyên dụng riêng xuất hiện trong menu 3 chấm của Chrome cho phép người dùng truy cập đơn giản hơn vào giao diện Trình quản lý mật khẩu.
Hình 1. Quản lý mật khẩu được lưu trữ
Tính năng thứ hai là xác thực sinh trắc học trên máy tính để bàn. Xác thực sinh trắc học trước đây chỉ khả dụng trên thiết bị di động, giúp tăng cường bảo mật và tiện lợi bằng cách cho phép người dùng đăng nhập nhanh vào các ứng dụng và dịch vụ chỉ bằng dấu vân tay của họ. Giờ đây, người dùng Chrome trên máy tính để bàn cũng sẽ nhận được lợi ích tương tự, khi cho phép người dùng có thể thiết lập thêm một lớp bảo mật bổ sung bằng cách yêu cầu xác thực sinh trắc học hoặc Windows Hello, chẳng hạn như dấu vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt, trước khi trình quản lý mật khẩu tự động điền thông tin đăng nhập của trang web, qua đó loại bỏ nhu cầu ghi nhớ mật khẩu dài và phức tạp.
Hình 2. Lời nhắc xác thực sinh trắc học
Một tính năng mới khác là khả năng ghi các ghi chú tùy chỉnh với mỗi lần đăng nhập đã lưu, cho phép người dùng lưu các thông tin khác cần thiết để đăng nhập vào tài khoản, giúp họ tra cứu thông tin sau này dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Ví dụ: một số trang web yêu cầu thông tin bổ sung để đăng nhập, chẳng hạn như câu hỏi bảo mật hoặc mã PIN, hiện đã có thể được lưu trong ghi chú.
Hình 3. Ghi chú tùy chỉnh dưới thông tin đăng nhập đã lưu
Tính năng thứ tư được Google cung cấp trong bản cập nhật lần này là khả năng nhập mật khẩu từ các trình quản lý mật khẩu khác, hiện có thể thực hiện tính năng này bằng cách xuất tệp CVS và nhập tệp đó trên Chrome. Google Chrome hiện hỗ trợ nhập mật khẩu từ Edge, Safari, 1Password, Bitwarden, Dashlane và LastPass.
Hình 4. Nhập tệp CVS từ menu cài đặt của Chrome
Trong tính năng cuối cùng, đó là công cụ kiểm tra mật khẩu nâng cao để cảnh báo người dùng khi thông tin xác thực tài khoản của họ trùng khớp với mật khẩu đã biết bị xâm phạm, giờ đây cũng sẽ được gắn cờ mật khẩu yếu và mật khẩu được sử dụng lại trên ứng dụng Chrome iOS dành cho thiết bị di động.
Hình 5. Kiểm tra mật khẩu nâng cao trên iOS
Cần lưu ý rằng, việc lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt web của người dùng có thể mang lại nhiều rủi ro hơn vì những thông tin đăng nhập này thường bị các tin tặc sử dụng phần mềm độc hại thực hiện đánh cắp thông tin. Chúng sẽ quét các trình duyệt đã cài đặt, truy cập cơ sở dữ liệu của trình duyệt và thu thập các thông tin nhạy cảm để tống tiền, làm bàn đạp cho các cuộc tấn công khác hoặc rao bán trên các diễn đàn dark web.
Tuy nhiên, ngay cả với những rủi ro này, nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng trình duyệt của họ để lưu trữ thông tin đăng nhập, do tính dễ sử dụng của nó và trong nhiều trường hợp, lời nhắc liên tục lưu mật khẩu sẽ được đưa ra. Do đó, Google cho biết bất kỳ khả năng cải tiến nào đối với tính bảo mật của Trình quản lý mật khẩu đều hướng tới việc tăng cường bảo vệ thông tin an toàn của hàng triệu tài khoản người dùng.
Hồng Đạt
(Theo Bleepingcomputer)
10:00 | 27/03/2023
14:00 | 21/11/2022
15:00 | 24/10/2023
10:00 | 03/10/2022
15:00 | 19/01/2024
18:00 | 22/09/2023
13:00 | 21/09/2023
14:00 | 17/08/2023
14:00 | 27/11/2024
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật, vì nguồn ngân sách khó có thể sở hữu một nhóm bảo mật chuyên trách. Do vậy vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an toàn thông tin thường do một người phụ trách hoặc kiêm nhiệm, dẫn đến chỉ giải quyết được một phần sự việc khi xảy ra các sự cố.
10:00 | 25/11/2024
Tấn công chuỗi cung ứng phần mềm là hình thức tấn công mạng nhằm vào việc phân phối phần mềm hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số của doanh nghiệp, gây tác động trên diện rộng và tổn hại lớn đến danh tiếng của doanh nghiệp. Để bảo vệ chuỗi cung ứng trong thời đại số, bài viết này sẽ cung cấp 6 biện pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro và củng cố chuỗi cung ứng trước hình thức tấn công này.
17:00 | 30/08/2024
Xu hướng sử dụng mạng botnet để thực hiện tấn công DDoS của tin tặc ngày càng tăng cao, dẫn đến lưu lượng truy cập vào trang web tăng đột ngột và làm cho server bị quá tải, gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên máy tính của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác góp phần cho công tác phòng chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
08:00 | 07/05/2024
Sự phổ biến của các giải pháp truyền tệp an toàn là minh chứng cho nhu cầu của các tổ chức trong việc bảo vệ dữ liệu của họ tránh bị truy cập trái phép. Các giải pháp truyền tệp an toàn cho phép các tổ chức bảo vệ tính toàn vẹn, bí mật và sẵn sàng cho dữ liệu khi truyền tệp, cả nội bộ và bên ngoài với khách hàng và đối tác. Các giải pháp truyền tệp an toàn cũng có thể được sử dụng cùng với các biện pháp bảo mật khác như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), phần mềm chống virus và công nghệ mã hóa như mạng riêng ảo (VPN). Bài báo sẽ thông tin tới độc giả những xu hướng mới nổi về chia sẻ tệp an toàn năm 2024, từ các công nghệ, giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Cuộc tấn công nhằm vào sàn giao dịch Bybit lấy đi số tiền mã hóa trị giá 1,46 tỷ USD khai thác mắt xích yếu nhất trong bảo mật: con người.
14:00 | 19/03/2025