Với tính năng này, người dùng có thể chỉnh sửa mật khẩu đã lưu hiện có để thêm các thông tin bổ sung, chẳng hạn như địa chỉ email được liên kết với tài khoản, câu hỏi hay câu trả lời bảo mật, cũng như một số thông tin khác có thể được yêu cầu khi đăng nhập hoặc sử dụng trang web.
Trước đó, tính năng tích hợp thêm ghi chú vào mật khẩu đã được phát hiện bởi một người dùng Reddit (u/Leopeva64-2) trên Google Chrome Canary phiên bản thử nghiệm 101.
Tuy nhiên, Google hiện chỉ đang thử nghiệm tính năng này với một nhóm nhỏ người dùng, chứ không phải được triển khai tất cả trên trình duyệt Chrome Canary phiên bản 101.
Ghi chú mật khẩu trên Chrome Canary
Vấn đề tính bảo mật
Có nhiều lý do để người dùng sử dụng tính năng mới này, nhưng bên cạnh sự thuận tiện của nó, vấn đề bảo mật cũng nên được cân nhắc. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ những ghi chú được thêm vào sẽ được bảo vệ như thế nào.
Đặc biệt, với một số kiểu mã độc đánh cắp thông tin từng được biết đến như RedLine Stealer có thể truy xuất dữ liệu mật khẩu được lưu trên Chrome, vì vậy nếu các ghi chú được đi kèm với chúng, khả năng bị tấn công là rất dễ xảy ra.
Đối với những người dùng có thói quen thường nhập các thông tin nhạy cảm và liên quan trực tiếp đến mật khẩu, thì tính năng mới có khả năng sẽ làm gia tăng nguy cơ tài khoản bị xâm phạm.
Cần chú ý rằng, ngay cả khi lấy được danh sách mật khẩu được lưu trữ trong trình duyệt, tin tặc cũng khó có thể vượt qua lớp bảo vệ xác thực đa yếu tố (MFA) mà người dùng đã cấu hình trên tài khoản của họ. Tuy nhiên, nếu người dùng lưu mã dự phòng của MFA hoặc thông tin nhạy cảm khác trong trường ghi chú, điều đó đồng nghĩa với khả năng tấn công vào tài khoản sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Nếu thực sự cần ghi chú trên trình duyệt của mình, hầu hết các trình quản lý mật khẩu đều cung cấp tùy chọn này cùng với các tính năng mã hóa mạnh mẽ và bảo vệ dữ liệu riêng tư, vì vậy đây là giải pháp an toàn hơn nhiều mà người dùng có thể hướng tới.
Trong thời gian tới, nhiều khả năng Google sẽ công bố chi tiết về tính năng mới này, bao gồm ngày phát hành chính thức cũng như lớp bảo mật được sử dụng, khi đó sẽ có một góc nhìn rõ ràng và đánh giá cụ thể hơn về vấn đề này.
Đinh Hồng Đạt
08:00 | 15/02/2022
09:00 | 21/04/2022
08:00 | 18/04/2022
16:00 | 30/12/2021
09:00 | 04/01/2022
09:00 | 16/07/2021
08:00 | 11/08/2021
07:00 | 23/09/2024
Hai công dân Kazakhstan và Nga đã bị truy tố tại Mỹ vì bị cáo buộc tham gia quản lý một diễn đàn Dark Web có tên là WWH Club, chuyên bán thông tin cá nhân và thông tin tài chính nhạy cảm.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
14:00 | 06/09/2024
Nhân Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024), Nhạc sĩ Trương Quý Hải đã sáng tác ca khúc Mật mã Pha Long dành tặng ngành Cơ yếu. Ca khúc trân trọng sự hy sinh thầm lặng của những người lính cơ yếu, những anh hùng đã góp phần viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
16:00 | 04/09/2024
Lần đầu tiên công chúng cả nước được tìm hiểu sâu hơn về ngành Cơ yếu, một ngành cơ mật đặc biệt, thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”. Đây là chương trình nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt nhằm vinh danh những thành tựu, sự cống hiến thầm lặng của ngành Cơ yếu Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển, là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2025).
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
16:00 | 04/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024