Malware Next-Gen là một nền tảng phân tích mã độc cho các tệp hoặc chương trình độc hại. Ban đầu hệ thống này được thiết kế để cho phép các cơ quan chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ gửi các tệp đáng ngờ, nhận phân tích phần mềm độc hại tự động thông qua các công cụ phân tích tĩnh và động. Ngày 10/4, CISA đã phát hành phiên bản mới cho phép mọi tổ chức hoặc cá nhân gửi tệp vào hệ thống.
“CISA đã công bố phiên bản mới của hệ thống phân tích mã độc, được gọi là Malware Next-Gen, cho phép mọi tổ chức gửi mẫu phần mềm độc hại và các chương trình đáng ngờ khác để tiến hành phân tích. Malware Next-Gen cho phép CISA hỗ trợ các đối tác hiệu quả hơn bằng cách tự động phân tích những mẫu mã độc mới được xác định và tăng cường các nỗ lực phòng thủ mạng”, CISA cho biết trong một thông báo.
Trợ lý Giám đốc Điều hành về An ninh mạng của CISA, ông Eric Goldstein xác định, phiên bản mới này là một yếu tố quan trọng giúp cho các nỗ lực củng cố cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh mạng quốc gia.
Goldstein hy vọng rằng Malware Next-Gen sẽ hợp lý hóa các quy trình cho phép cơ quan tìm kiếm các mối đe dọa mới cũng như phân tích, đối chiếu và làm phong phú dữ liệu có giá trị trong các hoạt động ứng phó với mối đe dọa mạng.
Kể từ tháng 11/2023, Malware Next-Gen đã hỗ trợ cho các tổ chức .gov và .mil với gần 400 người dùng với hơn 1.600 tệp tin gửi đến. Cơ quan này cho biết hệ thống đã xác định chính xác khoảng 200 tệp và URL đáng ngờ hoặc có chứa mã độc và đã nhanh chóng được chia sẻ với các đối tác.
CISA khuyến khích tất cả các tổ chức, nhà nghiên cứu bảo mật và cá nhân đăng ký, gửi các tệp đáng ngờ đến nền tảng để phân tích, yêu cầu đăng ký bằng tài khoản login.gov.
Các tệp đã gửi sẽ được phân tích trong môi trường an toàn bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ phân tích tĩnh và động, đồng thời kết quả được cung cấp ở định dạng PDF và STIX 2.1.
Cuối cùng, CISA cảnh báo người dùng không cố gắng lạm dụng hệ thống này và đảm bảo rằng thông tin họ gửi trên hệ thống không chứa dữ liệu đã được phân loại.
Phan Minh
(Tổng hợp)
10:00 | 07/05/2024
14:00 | 22/05/2024
09:00 | 04/03/2024
10:00 | 17/05/2024
13:00 | 23/01/2024
10:00 | 05/06/2024
09:00 | 21/12/2023
12:00 | 06/05/2024
17:00 | 30/08/2024
Xu hướng sử dụng mạng botnet để thực hiện tấn công DDoS của tin tặc ngày càng tăng cao, dẫn đến lưu lượng truy cập vào trang web tăng đột ngột và làm cho server bị quá tải, gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên máy tính của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác góp phần cho công tác phòng chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
13:00 | 01/08/2024
Facebook là trang mạng xã hội thu hút đông đảo người dùng, giúp mọi người kết nối, trao đổi và liên lạc thông tin. Tuy nhiên Facebook cũng trở thành miếng mồi hấp dẫn cho tin tặc với nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi khiến người dùng sập bẫy. Dưới đây là một số lời khuyên đối để bảo vệ tài khoản cá nhân trên Facbook.
14:00 | 23/05/2024
Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
09:00 | 28/04/2024
Không chỉ tác động đến lĩnh vực an toàn thông tin, Bug Bounty còn được cho là cổ vũ cho nền kinh tế Gig Economy kiểu Orwell. Điều này có là một góc nhìn tiêu cực cho hình thức bảo mật này?
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Deepfake là một công nghệ mới nổi trong lĩnh vực xử lý hình ảnh và video. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật học máy và trí tuệ nhân tạo, Deepfake có thể biến đổi hình ảnh và video, tạo ra những nội dung giả mạo với độ chân thực cao, khó phân biệt được thật và giả. Mặc dù công nghệ này mang lại nhiều ứng dụng trong giải trí và sáng tạo, nhưng nó cũng ẩn chứa những mối nguy tiềm tàng gây mất an toàn, an ninh thông tin.
10:00 | 04/11/2024