Danh mục KEV bao gồm danh sách các lỗ hổng bảo mật đã bị khai thác trên thực tế. Đây là nguồn thông tin quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình ưu tiên khắc phục và xử lý lỗ hổng bảo mật.
CISA đã gia hạn cho các cơ quan liên bang của Mỹ đến ngày 29/01/2023 để vá sáu lỗ hổng đang được khai thác hoặc ngừng sử dụng các sản phẩm dễ bị tấn công.
Sáu lỗ hổng mới được thêm vào danh mục KEV bao gồm:
- CVE-2023-27524 (điểm CVSS: 8,9): Lỗ hổng tồn tại khi khóa bí mật SECRET_KEY cấu hình mặc định không bị thay đổi, cho phép kẻ tấn công xác thực và truy cập các tài nguyên trái phép, ảnh hưởng đến các phiên bản Apache Superset lên đến 2.0.1.
- CVE-2023-23752 (điểm CVSS: 5,3): Lỗ hổng xảy ra khi kiểm tra quyền truy cập không đúng cách trên Joomla từ phiên bản 4.0.0 đến 4.2.7, cho phép tin tặc truy cập trái phép vào điểm cuối dịch vụ web.
- CVE-2023-41990 (điểm CVSS: 7,8): Đây là lỗ hổng thực thi mã từ xa trong quá trình xử lý tệp phông chữ được gửi dưới dạng tệp đính kèm iMessage, dẫn đến việc thực thi mã tùy ý trên các thiết bị Apple iPhone chạy iOS 16.2 trở lên.
- CVE-2023-38203 (điểm CVSS: 9,8): Lỗ hổng này xảy ra trong các phiên bản Adobe ColdFusion 2018u17, 2021u7 và 2023u1 trở về trước, dẫn đến việc thực thi mã tùy ý.
- CVE-2023-29300 (điểm CVSS: 9,8): Lỗ hổng này cũng dẫn đến việc thực thi mã tùy ý, ảnh hưởng đến các phiên bản Adobe ColdFusion 2018u16, 2021u6 và 2023.0.0.330468 trở về trước.
- CVE-2016-20017 (điểm CVSS: 9,8): Lỗ hổng chèn lệnh không được xác thực từ xa trong các thiết bị D-Link DSL-2750B trước phiên bản 1.05, bị khai thác tích cực từ năm 2016 đến năm 2022.
Một số lỗ hổng được liệt kê trên đã bị lợi dụng trong các cuộc tấn công mới được tiết lộ gần đây. Điển hình là lỗ hổng CVE-2023-41990 được sử dụng trong chiến dịch Operation Triangulation từ năm 2019 và chỉ được hãng bảo mật Kaspersky phát hiện vào tháng 6/2023 khi một số thiết bị của hãng bị lây nhiễm.
Trong khi đó, hai lỗ hổng CVE-2023-38203 và CVE-2023-29300 đã bị tin tặc khai thác từ giữa năm 2023 sau khi các nhà nghiên cứu bảo mật chứng minh rằng các bản vá của nhà cung cấp có thể bị vượt qua. Đối với những lỗ hổng khác, chẳng hạn như CVE-2023-27524, các mã khai thác bằng chứng khái niệm (PoC) đã được phát hành vào tháng 9/2023, tạo cơ sở cho các tác nhân độc hại khai thác rộng rãi.
Để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn, CISA khuyến nghị các tổ chức kiểm tra các sản phẩm để tìm những lỗ hổng trên và các lỗ hổng khác được liệt kê trong danh mục KEV, đồng thời áp dụng các bản cập nhật bảo mật có sẵn hoặc các bước giảm thiểu rủi ro theo yêu cầu.
Bá Phúc
(Theo bleepingcomputer.com)
09:00 | 04/03/2024
14:00 | 19/12/2023
09:00 | 21/12/2023
09:00 | 01/02/2024
13:00 | 19/03/2024
14:00 | 22/05/2024
10:00 | 05/06/2024
13:00 | 17/04/2024
13:00 | 09/10/2023
07:00 | 16/09/2024
Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng của Hoa Kỳ (CISA) đã phát đi cảnh báo khẩn cấp về một lỗ hổng bảo mật đang bị khai thác trong hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp mã nguồn mở Apache OFBiz. Lỗ hổng có định danh CVE-2024-38856, đã được thêm vào danh sách các lỗ hổng đã bị khai thác của CISA.
16:00 | 05/09/2024
Cơ quan bảo vệ dữ liệu Hà Lan (DPA) cho biết đã phát hiện Uber thu thập thông tin nhạy cảm của các tài xế châu Âu bao gồm bằng lái, dữ liệu vị trí, dữ liệu y tế và chuyển tới các máy chủ ở Mỹ mà không có biện pháp bảo vệ dữ liệu phù hợp.
09:00 | 26/07/2024
Theo thông tin trong báo cáo "Creative Economy Outlook 2024" tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), những năm gần đây trí tuệ nhân tạo (AI) đang tham gia vào quá trình nâng cao việc sáng tạo, phân phối và tiêu thụ nội dung khi tạo ra kịch bản, phim, nhạc, hình ảnh, phụ đề, hoạt hình và nội dung thực tế ảo, đồng thời cải thiện quy trình làm việc hậu kỳ và phân tích dữ liệu người dùng. Liên hợp quốc cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sự phát triển công nghệ, cập nhật khuôn khổ chính sách để nắm bắt cơ hội phát triển và giảm thiểu rủi ro.
14:00 | 22/07/2024
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Nhà xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách IS-BOK 2.0 có tựa tiếng Việt là "Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0". Đây là thỏa thuận hợp tác giữa các Hiệp hội An toàn thông tin khu vực ASEAN và được sự chuyển giao bản quyền của Hiệp hội các chuyên gia an toàn thông (AiSP) của Singapore.
Trong bản cập nhật bảo mật tháng 11, Google đã giải quyết 40 lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành Android, trong đó có 02 lỗ hổng được đánh dấu là đang bị khai thác tích cực, với định danh CVE-2024-43047 và CVE-2024-43093.
17:00 | 07/11/2024