Khóa mã hóa giúp giải mã các bản cập nhật vi mã mà Intel cung cấp để sửa các lỗ hổng bảo mật và các loại lỗi khác. Việc có một bản cập nhật được giải mã cho phép tin tặc dịch ngược và tìm hiểu chính xác cách khai thác lỗ hổng đang vá. Khóa này cũng có thể cho phép các bên khác ngoài Intel cập nhật chip bằng vi mã của riêng họ, mặc dù phiên bản tùy chỉnh đó sẽ không tồn tại sau khi khởi động lại.
Nhà nghiên cứu độc lập Maxim Goryachy cho biết trong một tin nhắn trực tiếp: “Hiện tại, rất khó để đánh giá tác động đối với bảo mật. Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bộ xử lý Intel có thể thực thi vi mã bên trong và phân tích các bản cập nhật”. Goryachy và hai nhà nghiên cứu khác - Dmitry Sklyarov và Mark Ermolov, đều thuộc công ty bảo mật Positive Technologies - đã cùng làm việc trong dự án. Khóa mã hóa có thể được trích xuất cho bất kỳ chip nào dựa trên kiến trúc Goldmont của Intel: có thể là Celeron, Pentium hoặc Atom.
Nguồn gốc của phát hiện này xuất hiện năm 2017, khi Goryachy và Ermolov tìm thấy một lỗ hổng nghiêm trọng, được lập định danh là Intel SA-00086, cho phép thực thi mã lựa chọn bên trong lõi độc lập của chip, bao gồm một hệ thống con được gọi là Intel Management Engine. Intel đã sửa lỗi và phát hành một bản vá, nhưng vì chip luôn có thể được quay trở lại phiên bản firmware cũ hơn và sau đó bị khai thác, nên không có cách nào để loại bỏ lỗ hổng một cách hiệu quả.
Vào tháng 6/2020, nhóm tác giả này đã sử dụng lỗ hổng này để truy cập “Red Unlock”, một chế độ dịch vụ được nhúng vào chip Intel. Các kỹ sư của Intel sử dụng chế độ này để gỡ lỗi vi mã trước khi chip được phát hành công khai. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho công cụ để truy cập trình gỡ lỗi của họ là Chip Red Pill (dựa theo bộ phim The Matrix) vì nó cho phép các nhà nghiên cứu trải nghiệm hoạt động bên trong của một con chip – thứ thường bị giới hạn. Kỹ thuật này hoạt động bằng cách sử dụng cáp USB hoặc bộ điều hợp Intel, đặc biệt để truyền dữ liệu đến một CPU dễ bị tấn công.
Việc truy cập một CPU dựa trên Goldmont ở chế độ Red Unlock cho phép các nhà nghiên cứu trích xuất một vùng ROM đặc biệt được gọi là MSROM (microcode sequencer ROM). Từ đó, họ bắt tay vào quá trình dịch ngược vi mã. Sau nhiều tháng phân tích, việc này đã có thể làm tiết lộ quá trình cập nhật và khóa RC4 mà nó sử dụng. Tuy nhiên, phân tích không tiết lộ khóa bí mật mà Intel sử dụng để ký nhằm chứng minh tính xác thực của bản cập nhật.
Trong một tuyên bố, các lãnh đạo của Intel đã cho biết: “Vấn đề được mô tả không thể hiện được khách hàng sẽ phải đối mặt với việc bị tấn công, và chúng tôi không dựa vào kỹ thuật xáo trộn mã trong Red Unlock như một biện pháp bảo mật. Ngoài việc áp dụng biện pháp khắc phục lỗ hổng Intel-SA-00086, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) tuân theo hướng dẫn sản xuất của Intel đã giảm thiểu khả năng mở khóa trong nghiên cứu này. Khóa bí mật được sử dụng để xác thực vi mã không nằm trong con chip và kẻ tấn công không thể tải bản vá chưa được xác thực vào hệ thống từ xa”.
Điều này có nghĩa là những kẻ tấn công không thể sử dụng Chip Red Pill và khóa giải mã mà nó tiết lộ để tấn công từ xa các CPU dễ bị tấn công, ít nhất là không thể sử dụng nó kết hợp với các lỗ hổng khác hiện chưa được biết đến. Tương tự, những kẻ tấn công không thể sử dụng các kỹ thuật này để lây nhiễm mã độc vào chuỗi cung ứng của các thiết bị Goldmont. Nhưng kỹ thuật này mở ra khả năng cho các tin tặc có quyền truy cập vật lý vào máy tính sử dụng một trong những CPU này.
Kenn White, giám đốc bảo mật sản phẩm tại Công ty phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu MongoDB, cho hay: “Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng các CPU hiện đại chủ yếu được sửa tại chỗ từ nhà máy và đôi khi được cập nhật vi mã trong phạm vi hẹp cho các lỗi đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng có rất ít giới hạn thực tế về những gì kỹ sư có thể làm với ‘chìa khóa’ cho con chip đó”.
Nhà nghiên cứu Mark Ermolov của Positive Technologies cho biết: “Hiện tại, chỉ có một kết quả duy nhất nhưng rất quan trọng: việc phân tích độc lập một bản vá vi mã cho đến nay là không thể. Giờ đây, các nhà nghiên cứu có thể biết cách Intel sửa chữa một lỗ hổng này hay lỗ hổng khác. Việc mã hóa các bản vá vi mã là một kỹ thuật bảo mật thông qua sự che giấu mã”.
Nguyễn Anh Tuấn (theo Ars Technica)
08:00 | 17/02/2020
09:13 | 15/01/2015
14:00 | 27/01/2021
08:27 | 22/01/2016
09:00 | 06/01/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
16:00 | 06/12/2024
Trong bối cảnh hiện nay, an toàn, an ninh mạng trở thành nội dung quan trọng của an ninh quốc gia. Điều này đặt ra bài toán về việc xây dựng lực lượng bảo vệ an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ có kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ công nghệ. Để bàn luận rõ hơn về vấn đề này ,Tạp chí An toàn thông (ATTT) tin tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bàn về nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao hiện nay”, với khách mời là ông Võ Văn Hoàng, Trưởng phòng Giám sát, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ và ông Mai Xuân Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ ATTT, Công ty An ninh mạng Viettel.
10:00 | 14/11/2024
Một ví dụ điển hình trong việc triển khai mô hình Zero Trust thành công là của Tập đoàn công nghệ Microsoft. Điều này minh chứng cho cách một tổ chức lớn có thể bảo vệ tài nguyên và người dùng bằng các phương pháp kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an ninh mạng toàn diện. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các tổ chức trong quá trình triển khai mô hình bảo mật hiện đại này.
14:00 | 31/05/2024
Song hành cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc phòng, chống tội phạm cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Đồng thời cũng tồn tại nhiều bài toán khó và một trong số đó là việc nhận diện nhanh chóng tội phạm, đối tượng tình nghi ở những địa điểm công cộng như bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay,… Giải quyết được bài toán này càng sớm càng tốt sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa trong công tác phòng, chống tội phạm. Bài báo sẽ giới thiệu một giải pháp nhận dạng mặt người dựa trên giải thuật Adaboost và các đặc trưng Haar-like qua đó giúp quá trình phát hiện tội phạm chính xác và nhanh chóng hơn.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh hoạt động của Chính phủ Điện tử và chuyển đổi số trên phạm vi cả nước, an ninh mạng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các cơ quan Đảng và Chính phủ. Tình hình mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, với sự gia tăng không ngừng của các cuộc tấn công mạng tinh vi và các biến thể mã độc mới. Với bối cảnh như vậy, việc bảo vệ hệ thống thông tin và các sản phẩm phần cứng, phần mềm quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ trước các mối đe dọa từ mã độc trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
15:00 | 10/01/2025