Theo dữ liệu phân tích của các chuyên gia, khoảng cách giữa mạng 5G và băng thông rộng cố định tại Mỹ đang dần thu hẹp, ít nhất ở khía cạnh tốc độ tải xuống của người dùng.
Cụ thể, ứng dụng kiểm tra tốc độ mạng Speedtest của hãng phân tích mạng Ookla đo được tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G T-Mobile trong quý III là 221,57 Mbit/giây, gần bằng mạng băng thông rộng cố định của Cox trong cùng kỳ, 260,09 Mbit/giây.
Ookla cho biết, T-Mobille cung cấp mạng 5G nhanh nhất tại Mỹ, còn Cox cũng là dịch vụ băng thông rộng cố định nhanh nhất trong nước.
Ookla chủ yếu thu thập dữ liệu qua người dùng ứng dụng Speedtest. Do đó, kết quả của công ty đại diện cho trải nghiệm thực tế và không phải tốc độ lý thuyết của mạng 5G T-Mobile hay mạng cố định của Cox.
Theo Lightreading, T-Mobile thường cung cấp tốc độ nhanh nhất có thể, còn dịch vụ của Cox chia làm nhiều gói. Chẳng hạn, gói 100 Mbit/giây có giá khoảng 50 USD/tháng, gói 250 Mbit/giây giá 70 USD/tháng, còn gói 1 Gbit/giây giá 110 USD/tháng.
Nhìn chung, Ookla nhận xét tốc độ mạng di động nói chung và 5G nói riêng đều có xu hướng tăng. T-Mobile đứng đầu đứng đầu về tốc độ 5G, tiếp đến là Verizon (153,79 Mbit/giây), AT&T (101,55 Mbit/giây). Verizon và AT&T cho thấy mức tăng rõ rệt trong tốc độ tải xuống 5G so với quý trước.
Cả ba nhà mạng đều đang chạy đua bổ sung băng tần trung để tăng tốc độ mạng 5G. Số lượng băng thông triển khai trong mạng không dây liên quan trực tiếp đến tốc độ và công suất của mạng đó.
Ngoài ra, báo cáo của Ookla cũng ghi nhận một vài số liệu đáng chú ý khác. T-Mobile vẫn đứng đầu về tốc độ tải lên trung bình tại Mỹ với tốc độ 11,31 Mbit/giây, Verizon và AT&T lần lượt đứng thứ hai và thứ ba.
Ookla chỉ là một trong những công ty theo dõi trải nghiệm mạng không dây. Báo cáo của các doanh nghiệp cũng không thống nhất. Chẳng hạn, Verizon thường sử dụng phát hiện từ RootMetrics, thể hiện họ mới là nhà mạng có trải nghiệm, khả năng truy cập và độ tin cậy tốt nhất. Năm 2022, GWS cho rằng Verizon và AT&T cùng là mạng di động tốt nhất.
Ngọc Hân
09:00 | 13/10/2023
13:00 | 09/10/2023
13:00 | 30/05/2023
09:00 | 06/01/2025
Theo dự đoán, năm 2025, những thách thức an ninh mạng chưa từng có trong bối cảnh đổi mới công nghệ và mối đe dọa số sẽ ngày càng gia tăng. Yếu tố chính trị toàn cầu, tin tặc được nhà nước bảo trợ và tội phạm công nghệ cao càng làm bức tranh an ninh mạng thêm phần phức tạp. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành con dao hai lưỡi, vừa là lá chắn, vừa là mũi giáo trong cuộc chiến an ninh mạng. Bài viết này sẽ đưa ra 10 dự đoán hàng đầu về an ninh mạng cho năm 2025, giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó trong cuộc đua vũ trang công nghệ này.
10:00 | 12/12/2024
Mới đây, Tòa án Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của TikTok, khiến ứng dụng chia sẻ video ngắn này đứng trước nguy cơ bị cấm hoạt động tại quốc gia này.
10:00 | 04/12/2024
Mới đây, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol đã bắt giữ hơn 1 nghìn nghi phạm ở châu Phi trong chiến dịch Serengeti kéo dài hai tháng, trấn áp tội phạm mạng đứng sau các phần mềm tống tiền, lừa đảo và xâm phạm email doanh nghiệp, gây ra thiệt hại tài chính lên tới hàng triệu USD.
07:00 | 17/11/2024
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025