Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố của công ty về công nghệ data.ai, các nền tảng di động sẽ trở thành công cụ quảng cáo hàng đầu trong năm 2023 với mức chi tiêu dự kiến đạt khoảng 362 tỷ USD trong bối cảnh người dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị di động.
Dự báo này cao hơn khoảng 7,7% so với mức chi tiêu dành cho quảng cáo dự kiến ở mức 336 tỷ USD trong năm 2022 và gần 25% so với mức 295 tỷ USD của năm ngoái.
Theo data.ai, quảng cáo trên các nền tảng di động được thúc đẩy nhờ thời gian sử dụng các thiết bị di động của người dùng tăng lên, dự kiến sẽ lên tới 4.000 tỷ giờ chỉ riêng trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Tuy nhiên, nghiên cứu không cung cấp số liệu về thời gian người dùng sử dụng các thiết bị của Apple, đối thủ của hãng công nghệ Android.
Nghiên cứu của data.ai cho thấy các sự kiện lớn toàn cầu, chẳng hạn như Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh hồi đầu năm nay và Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2022 diễn ra ở Qatar, cũng như cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ nằm trong số những yếu tố giúp duy trì tỷ lệ chi tiêu quảng cáo cao trên các thiết bị di động, đặc biệt là sự tăng trưởng của các ứng dụng video ngắn.
Các nhà quảng cáo đang nhắm mục tiêu vào các ứng dụng dành cho thiết bị di động, bao gồm các trang web truyền thông xã hội và trò chơi vì ngày càng có nhiều người dùng truy cập các thiết bị di động trong thời gian rảnh rỗi, tạo cơ hội để tăng phạm vi tiếp cận và quy mô cho các sản phẩm của các nhà tiếp thị. Đây cũng là một "miếng mồi béo bở" đối với các công ty công nghệ vốn đang cạnh tranh khốc liệt để tăng nguồn thu từ quảng cáo.
Thế nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức, đặc biệt là chi tiêu cho trò chơi trên thiết bị di động được dự báo sẽ giảm trong năm 2022 và năm tới do những khó khăn kinh tế và các quy định ngặt nghèo hơn về quyền riêng tư.
Nghiên cứu nêu rõ chi tiêu của người dùng dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 107 tỷ USD vào năm 2023.
Một số những thách thức mà thị trường trò chơi di động sẽ phải đối mặt bao gồm những thay đổi sắp tới của hãng Google đối với quyền riêng tư, cũng như những hạn chế đối với việc cung cấp dữ liệu của người dùng từ các trình duyệt web.
Nguyễn Chân
15:00 | 28/11/2022
17:00 | 08/12/2022
09:10 | 11/12/2014
16:00 | 27/02/2023
Sáng 27/02/2023, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã đón tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) để hiện thực hóa và triển khai các hoạt động hợp tác đã ký kết giữa hai bên vào tháng 11/2022.
14:00 | 06/01/2023
Các nhà nghiên cứu của công ty an ninh mạng Guardio Labs vừa đưa ra cảnh báo về một chiến dịch tấn công mã độc mới lạm dụng nền tảng quảng cáo Google Ads để phân phối các biến thể trojan độc hại, đơn cử như trình đánh cắp thông tin Raccoon Stealer và Vidar.
14:00 | 14/12/2022
Các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng ESET (Slovakia) đã phát hiện một dạng mã độc với các khả năng gián điệp có thể hoạt động như một backdoor trên các hệ thống bị lây nhiễm, với tên gọi là “Dolphin”, mã độc này được các tin tặc Triều Tiên sử dụng trong các chiến dịch trong nhiều năm nay để thực hiện đánh cắp dữ liệu các tệp và gửi chúng tới bộ lưu trữ Google Drive để kiểm soát.
11:00 | 10/11/2022
Theo một báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin Gartner (Hoa Kỳ), dự báo chi tiêu cho quản lý rủi ro và an ninh mạng trên toàn cầu sẽ tăng 11,3% vào năm 2023. Trong đó, ba yếu tố gây ảnh hưởng là sự gia tăng các công việc từ xa, chuyển đổi từ mạng riêng ảo (VPN) sang truy cập mạng Zero Trust (ZTNA) và sự chuyển đổi sang các mô hình phân phối dựa trên đám mây.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Chỉ thị nêu rõ, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.
13:00 | 23/03/2023
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023