Xác thực Passkey cho tài khoản cá nhân
Consumer accounts của Microsoft đề cập đến tài khoản cá nhân để truy cập các dịch vụ và sản phẩm của Microsoft như Windows, Office, 365, Outlook, One Drive, Copilot và Xbox Live.
Microsoft đã công bố hỗ trợ mới cho Passkey nhằm tăng cường bảo mật trước các cuộc tấn công lừa đảo, nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn mật khẩu trong tương lai.
Hình 1. Các giai đoạn của Microsoft hướng tới xác thực không cần mật khẩu
Microsoft đã thêm hỗ trợ Passkey cho Windows để đăng nhập vào các trang web và ứng dụng, nhưng với sự hỗ trợ bổ sung cho tài khoản Microsoft, người dùng giờ đây có thể dễ dàng đăng nhập mà không cần nhập mật khẩu.
Passkey so với mật khẩu truyền thống
Passkey là một hình thức xác thực không cần mật khẩu sử dụng cặp khóa mật mã trong đó khóa công khai được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ và khóa bí mật được lưu trữ an toàn trên thiết bị của người dùng.
Trong quá trình xác thực, một thử thách (challenge) được tạo ra yêu cầu khóa bí mật để xác nhận danh tính của người dùng. Vì khóa này được bảo vệ bởi các cơ chế bảo mật như sinh trắc học hoặc mã PIN nên tất cả những gì người dùng phải làm là cung cấp dữ liệu đó để đăng nhập.
Vì Passkey không liên quan đến việc chia sẻ bí mật như mật khẩu truyền thống có thể bị chặn hoặc đánh cắp và thường được gắn với một thiết bị cụ thể nên chúng vốn có khả năng chống tấn công lừa đảo.
Hơn nữa, Passkey loại bỏ nhu cầu người dùng phải ghi nhớ và nhập mật khẩu, điều này thường dẫn đến các hành vi rủi ro như sử dụng lại mật khẩu hoặc sử dụng mật khẩu yếu. Cuối cùng, Passkey tương thích với các thiết bị và hệ điều hành khác nhau, giúp quá trình xác thực trở nên suôn sẻ và dễ dàng.
Một điều cần lưu ý là Microsoft đồng bộ hóa Passkey của người dùng với các thiết bị khác thay vì chỉ lưu trữ Passkey riêng biệt trên mỗi thiết bị. Đây không phải là phương pháp an toàn nhất vì nếu kẻ tấn công có được quyền truy cập vào tài khoản người dùng thì Passkey sẽ được đồng bộ hóa với thiết bị của họ.
Microsoft cho biết làm điều này vì lý do thuận tiện, cho phép mọi người duy trì quyền truy cập vào tài khoản của mình khi nâng cấp hoặc mất thiết bị.
Trung Kiên (Tổng hợp)
10:00 | 10/04/2024
14:00 | 24/09/2024
14:00 | 26/02/2024
09:00 | 16/10/2023
14:00 | 25/07/2024
Trong giao dịch giấy tờ truyền thống, chữ ký tay là phương tiện để xác thực nguồn gốc và nội dung của văn bản. Chữ ký tay còn có khả năng chống chối bỏ, nghĩa là người gửi sau khi đã ký vào văn bản thì không thể chối bỏ chữ ký của mình và văn bản sau khi được ký thì không thể thay đổi được nội dung. Đối với văn bản điện tử chữ ký tay không còn đảm bảo được các tính năng nói trên, vì vậy chữ ký số điện tử (gọi tắt là chữ ký số) được sử dụng để thay thế vai trò của chữ ký tay. Bài viết sau đây giới thiệu mô hình các cơ chế chữ ký số khôi phục thông điệp đựa trên phân tích số nguyên quy định tại TCVN 12855-2: 2020.
16:00 | 17/04/2023
Chiều 17/4/2023, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” dành cho cán bộ, công chức tại Học viện, trọng tâm là các đồng chí thực hiện công tác văn thư của các đơn vị trực thuộc Học viện trung tâm.
14:00 | 20/02/2023
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành các Quyết định, Chỉ thị về phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam. Trong đó, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, nâng cao hiệu quả công việc.
15:00 | 28/10/2022
Sáng ngày 28/10, tại Biên Hòa, Đồng Nai, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
15:00 | 01/10/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
07:00 | 23/09/2024