Việc share link báo trên Facebook có bị xử phạt hay không?
Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tiếp cận với Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 15).
Điểm đ khoản 1 Điều 101 của Nghị định này quy định: "Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu".
Từ trước đến nay, người dùng vẫn có thói quen chia sẻ thông tin rên mạng xã hội. Do vậy, quy định mới của Nghị định 15 khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu họ còn có thể share link các bài báo trên Facebook nữa hay không?
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Thanh tra viên chính, phòng Thanh tra Viễn thông và Công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) cho biết: Nếu người dân chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật theo dạng đường link gán lên trên Facebook cá nhân hoặc 1 nền tảng nào đó thì sẽ không có vấn đề gì. Điều này là bởi những người tiếp nhận thông tin trên sẽ tìm đến tác phẩm gốc thông qua đường link được chia sẻ.
Trong trường hợp người dùng mạng xã hội trích dẫn một phần nội dung bài báo kèm theo đường link cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nếu cũng là bài báo đó nhưng người đăng tải copy một lượng lớn thông tin và tự ý chia sẻ nội dung trên trang cá nhân, xem thông tin đó như của mình thì về mặt pháp luật, họ phải xin phép tác giả của tác phẩm báo chí đó trước khi đăng tải lại. Lúc này, họ đã vi phạm Điểm đ khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15.
Báo đưa tin sai, người share link báo cũng chịu trách nhiệm liên đới
Điều 101 của Nghị định 15 cũng quy định mức xử phạt đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội.
Quy định này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu họ có bị xử phạt nếu chia sẻ thông tin của một tờ báo mà không biết đó là thông tin sai sự thật hay không?
Trước thắc mắc này, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, với tình huống này, người dùng cũng rất dễ rơi vào cảnh tình ngay lý gian khi vô tình đăng tải thông tin sai sự thật.
Cơ quan chức năng sẽ rất khó xác định việc chia sẻ thông tin sai sự thật này là vô tình hay cố ý. Do đó, người dùng nên chủ động gỡ bỏ thông tin nếu phát hiện nội dung thông tin đó là sai sự thật. Trong trường hợp người dùng vẫn duy trì việc đăng tải thông tin đó, mặc nhiên coi đó là bình thường thì rất có thể họ sẽ phải làm việc với pháp luật.
Điều này là bởi, nếu người dùng biết nội dung trên có vấn đề nhưng vẫn chia sẻ, cơ quan chức năng sẽ hiểu đây là hành động đồng lõa cho sai phạm đó. Lúc này, người dùng sẽ là người phải chịu trách nhiệm do đã chia sẻ một thông tin sai sự thật.
Gia Minh
Tổng hợp
10:00 | 21/04/2020
11:00 | 12/04/2020
10:00 | 16/01/2020
15:00 | 19/12/2024
Cơ quan An ninh thông tin Liên bang Đức (BSI) đã phá vỡ hoạt động của phần mềm độc hại BadBox được cài đặt trong hơn 30.000 thiết bị IoT Android tại nước này.
10:00 | 06/12/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 26/11/2024
Chiều ngày 22/11, tại Hạ Long, Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) tổ chức bế mạc và trao giải cuộc thi an ninh mạng “ASEAN Cyber Shield (ACS)” lần thứ 2. Tham dự lễ bế mạc và trao giải có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng các đội dự thi đến từ các nước Đông Nam Á.
09:00 | 18/11/2024
Sáng ngày 16/11, tại Phú thọ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Hùng Vương - Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Những tiến bộ trong Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTA 2024). Đây là Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã đạt được cột mốc ấn tượng với 1 tỷ thuê bao di động 5G, khẳng định tốc độ triển khai hạ tầng 5G hàng đầu thế giới.
10:00 | 31/12/2024