Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; Sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, quy định rõ quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Theo Nghị định này, các dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu.
Cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; Không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính nếu dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, sẵn sàng cung cấp thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu, trừ trường hợp dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước cũng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đồng thời, đảm bảo tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, theo quy định ở Nghị định 47, dữ liệu chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước là không thu phí, trừ trường hợp khai thác, sử dụng dữ liệu thuộc danh mục được quy định trong Luật Phí và lệ phí.
Dữ liệu của cơ quan nhà nước chia sẻ cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể như: Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác dữ liệu của mình hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân khác khi được tổ chức, cá nhân đó chấp nhận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Các trường hợp ngoài quy định trên, dữ liệu của cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và các quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan nhà nước thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu phải chỉ định một cán bộ làm đầu mối phụ trách kết nối, chia sẻ dữ liệu; Công khai thông tin về đầu mối phụ trách kết nối, chia sẻ dữ liệu; Các thông tin về sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và các thông tin cần công bố khác theo quy định.
Các cơ quan thực hiện kết nối cũng cần tuân thủ quy định về bảo mật thông tin; quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu; Quyền riêng tư của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm dữ liệu chia sẻ phải có khả năng gửi, nhận, lưu trữ, xử lý được bằng thiết bị số; Tuân thủ các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về trao đổi dữ liệu, về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và các nguyên tắc được quy định. Đồng thời, phải phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Nghị định cũng quy định rõ các hành vi không được làm như: cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Mua bán, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trái quy định của pháp luật; Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo vệ thông tin cá nhân khi kết nối, chia sẻ dữ liệu; Làm sai lệch dữ liệu trong quá trình lưu chuyển dữ liệu từ cơ quan cung cấp dữ liệu tới cơ quan khai thác dữ liệu; Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Nghị định quy định hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước có hiệu lực từ ngày 25/5/2020. Cùng với một số Nghị định khác như: Nghị định về định danh và xác thực điện tử, Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Nghị định quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số cũng được đánh giá là một Nghị định quan trọng và là một trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Gia Minh
10:00 | 15/11/2019
10:00 | 20/04/2020
09:00 | 18/03/2019
17:00 | 08/05/2020
08:00 | 11/09/2020
15:00 | 17/06/2020
16:00 | 21/08/2020
09:00 | 06/05/2020
15:00 | 13/12/2024
Ngày 16/12, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.
17:00 | 07/11/2024
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia), để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong ngành Blockchain. Trong đó, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao một số nhiệm vụ như: Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mật mã cho Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam... Để làm rõ những nhiệm vụ này, Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi phỏng vấn với Trung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn, Nguyên Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
15:00 | 18/09/2024
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi xướng sáng kiến thành lập các nhà máy Trí tuệ Nhân tạo (AI Factory) với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu của châu Âu trong phát triển AI đáng tin cậy. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển của công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và bảo mật cao, nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả khu vực và thế giới.
08:00 | 22/07/2024
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa video khi phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra mô phỏng khuôn mặt hoặc giọng nói của bản thân. Chính sách mới này là một phần trong quy trình bảo vệ quyền riêng tư được cập nhật, cho phép trao nhiều quyền hơn cho người dùng để chống lại nạn giả mạo bằng công nghệ AI.