Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang xây dựng dự thảo về chiến lược quốc gia mới dựa trên ý tưởng là chính phủ sẽ hợp tác với các ngành công nghiệp và giới học thuật để có thể cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về phát triển công nghệ mới này. Dự thảo kêu gọi xây dựng lộ trình trong khoảng 20 năm nhằm phát triển công nghệ lượng tử trong 4 lĩnh vực quan trọng, trong đó có máy tính lượng tử và mật mã lượng tử.
Theo dự thảo, chính phủ Nhật Bản sẽ trực tiếp quản lý dự án này và cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết. Trong 5 năm tới, chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ định ít nhất 5 viện nghiên cứu và trường đại học trở thành các cơ sở nghiên cứu về lượng tử nhằm tập hợp nguồn lực công nghệ và con người. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ thành lập ít nhất 10 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ lượng tử trong 10 năm tới. Đài truyền hình NHK cho biết chính phủ Nhật Bản dự kiến hoàn tất dự thảo này sớm nhất vào cuối năm 2019.
Công nghệ lượng tử cũng sẽ là một trọng tâm trong chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) “phóng tên lửa lên Mặt trăng" Công nghệ lượng tử sử dụng hạt photon và các hạt hạ nguyên tử khác để tạo ra đột phá mới trong công nghệ thông tin và truyền thông.
Bích Thủy
16:00 | 20/07/2020
08:00 | 22/01/2021
11:00 | 08/02/2021
10:00 | 17/12/2018
14:00 | 05/04/2019
08:00 | 26/03/2020
10:00 | 06/04/2020
17:00 | 07/12/2020
17:00 | 13/02/2020
09:00 | 18/11/2024
Chiều ngày 15/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Khối thi đua Cục Cơ yếu các Bộ, ngành năm 2024.
13:00 | 11/11/2024
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc đã quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, 21,6 tỷ Won (tương đương 15,6 triệu USD) với lý do công ty thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.
09:00 | 17/09/2024
Chính phủ Ấn Độ thông báo đang tích cực triển khai việc thành lập "Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu nghi phạm" nhằm đối phó với tội phạm mạng không biên giới.
14:00 | 15/08/2024
Chuyển đổi từ Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) Phiên bản 4 (IPv4) sang Phiên bản 6 (IPv6) là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của Internet trên toàn cầu. Với khoảng 4.3 tỷ địa chỉ IP, IPv4 không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thiết bị kết nối Internet.