Sau 37 giờ liên tục đàm phán, các nước thành viên Liên minh Châu Âu và các nhà lập pháp đã thống nhất được những điều khoản chính trong bộ quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo của khối này. Cuộc đàm phán giữa đại diện Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu (EP), trong đó ba nước Pháp, Đức và Ý đã đại diện Hội đồng châu Âu yêu cầu thay đổi một số điều khoản nhằm nới lỏng đạo luật. Trong khi đó, các đại diện Nghị viện châu Âu lại phản đối kịch liệt đề nghị này. Tuy nhiên, các bên đã tiến tới sự thống nhất sau khi cân bằng được những yếu tố về mức độ an toàn và khả năng phát triển, ứng dụng AI.
Ủy viên châu Âu về Thị trường nội bộ - Thierry Breton chia sẻ đây là một ngày lịch sử. Đạo luật này không chỉ là các quy tắc, đó là bệ phóng cho các công ty khởi nghiệp và các nhà nghiên cứu châu Âu dẫn đầu cuộc đua toàn cầu, vì những gì công dân châu Âu mong muốn là một công nghệ đáng tin cậy.
Đạo luật AI của EU sẽ áp dụng hướng tiếp cận hai cấp độ. Mô hình AI nào có mức độ rủi ro càng cao sẽ đối mặt quy định quản lý càng nghiêm ngặt. Cụ thể, những mô hình AI đa dụng như ChatGPT hoặc các ứng dụng AI tạo sinh hình ảnh, âm thanh... cần đáp ứng những yêu cầu về tính minh bạch. Theo thỏa thuận sẽ bào gồm việc cấm sử dụng AI đối với công nghệ nhận diện khuôn mặt hoặc các hình thức nhận diện sinh trắc học khác, ngoại trừ một số trường hợp phục vụ công tác hành pháp được nêu rõ trong luật. Trong một thông cáo báo chí, EP khẳng định đạo luật AI nhằm bảo đảm rằng các quyền cơ bản, dân chủ, pháp quyền được bảo vệ trước những công cụ AI gây rủi ro cao, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đưa châu Âu trở thành nơi dẫn đầu về lĩnh vực này.
Ủy ban châu Âu sẽ sớm phải thành lập Cơ quan Trí tuệ nhân tạo châu Âu, với thẩm quyền đưa ra mức phạt ít nhất 35 triệu euro và tối đa lên tới 7% doanh số của công ty vi phạm các quy định sẽ được đưa ra trong Đạo luật.
Theo quy định, đạo luật AI của châu Âu vẫn cần phải được các quốc gia thành viên và quốc hội thông qua để có hiệu lực, nhưng thỏa thuận lần này được coi là rào cản lớn cuối cùng. Luật này dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới sau khi cả hai bên chính thức phê chuẩn và sẽ áp dụng hai năm sau đó.
Với thành công của thỏa thuận, EU tiến tới trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới ban hành các quy tắc về quản lý AI.
Bá Phúc
16:00 | 11/07/2023
14:00 | 19/02/2024
08:00 | 16/01/2024
14:00 | 23/11/2023
15:00 | 31/01/2024
13:00 | 23/01/2024
09:00 | 10/01/2024
10:00 | 05/02/2024
08:00 | 26/09/2023
13:00 | 01/08/2024
Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều tạp chí khoa học, điều này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định một bài báo cũng như một tạp chí đáng tin cậy. Lựa chọn bài báo chất lượng để kế thừa kết quả là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đang là tiêu chí quan trọng để đánh giá khoa học với các nhà nghiên cứu.
14:00 | 20/05/2024
Ngày 07/5, Bộ Thông tin và Truyền thông TT&TT đã ban hành Quyết định về Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho Camera giám sát. Khuyến nghị áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
16:00 | 25/04/2024
Theo các chuyên gia, việc cấm tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp tài sản ảo (VASP) sẽ khiến bỏ lỡ một thế hệ nhà đầu tư mới đang rất quan tâm tới Việt Nam nơi có 20% dân số sở hữu tài sản mã hoá. Do đó, cần thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý VA-VASP theo Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng và chống rửa tiền.
14:00 | 23/02/2024
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình an ninh mạng đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, khả năng dự đoán và thích ứng với các xu hướng mới nổi là điều bắt buộc đối với các tổ chức cũng như các chuyên gia bảo mật. Khi hướng tới năm 2024, các bước phát triển quan trọng sẽ góp phần định hình bối cảnh an ninh mạng, đòi hỏi các chiến lược chủ động và triển khai các giải pháp bảo mật phù hợp. Bài báo này sẽ đưa ra những xu hướng, dự đoán về an ninh mạng trong năm tới.