Chính phủ các nước trên thế giới đang đối mặt với bài toán khó là làm thế nào để kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn của AI đối với xã hội mà không kiềm chế sự đổi mới, sáng tạo. Liên minh châu Âu (EU) cũng lo ngại tác động của công nghệ này đối với các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vào năm tới.
Phát biểu tại một cuộc họp của EP ở Strasbourg (Pháp), Chủ tịch Ursula von der Leyen cho biết, hàng trăm nhà phát triển, học giả và chuyên gia hàng đầu gần đây đã cảnh báo về những rủi ro từ AI, bên cạnh các rủi ro khác như đại dịch và chiến tranh hạt nhân và kêu gọi ưu tiên giải quyết rủi ro từ AI trên quy mô toàn cầu.
Bà đề xuất thành lập hội đồng chuyên gia AI toàn cầu với cơ chế hoạt động tương tự như Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, đưa ra các báo cáo dựa trên nghiên cứu khoa học, để đánh giá những rủi ro và lợi ích của AI đối với nhân loại. Quan chức này nhấn mạnh, việc thành lập một hội đồng chuyên gia toàn cầu về AI sẽ giúp đưa ra những phản ứng nhanh và có tính phối hợp trên quy mô toàn cầu.
EU đang đi đầu trong nỗ lực quản lý AI và dự kiến sẽ thông qua dự luật đầu tiên trên thế giới về quản lý công nghệ này vào cuối năm nay. Chủ tịch Ursula von der Leyen cho biết, EU có kế hoạch làm việc với các công ty AI để họ tự nguyện cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Đạo luật AI trước khi đạo luật có hiệu lực từ năm 2026.
Trước đó, vào tháng 6 năm nay, các nghị sĩ Liên minh châu Âu đã thông qua văn bản chủ chốt làm nên bộ luật quản lý các hệ thống trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Văn bản được các nghị sĩ EU phê chuẩn hướng tới hai việc: một mặt quản lý các ứng dụng AI, ví dụ như ChatGPT, mặt khác vẫn tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ AI. Nghị viện châu Âu phải đàm phán với 27 nước thành viên EU để luật ra đời, mục tiêu là vào cuối năm nay.
Luật này sẽ quản lý AI theo các mức độ rủi ro, theo đó, rủi ro với quyền hoặc sức khỏe của con người càng cao thì các hạn chế được áp đặt càng mạnh. Các ứng dụng được đề xuất là rủi ro cao nhất bao gồm các ứng dụng trong các hạ tầng thiết yếu, giáo dục, nguồn nhân lực, trật tự công cộng và quản lý di cư.
Thanh Hà
08:00 | 15/09/2023
14:00 | 23/11/2023
13:00 | 15/08/2023
22:00 | 02/05/2022
07:00 | 23/10/2023
Tại họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều 5/10, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) và Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ ra thực trạng vấn nạn lừa đảo trực tuyến, tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp quyết liệt xử lý, ngăn chặn tình trạng này. Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ.
10:00 | 14/03/2023
Khác với chiến lược thắt chặt kiểm soát công nghệ của Tổng thống Donald Trump, chính quyền Tổng thống Joe Biden theo đuổi chính sách tách rời công nghệ với Trung Quốc theo chiến lược cạnh tranh “đa tầng, đa lĩnh vực, đa hướng”. Phần I bài báo sẽ giới thiệu quá trình hình thành chính sách tách rời công nghệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc và cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với việc tách rời công nghệ Trung Quốc.
15:00 | 03/01/2023
Sức mạnh không gian mạng quốc gia (National Cyber Power) là khái niệm mới được đề cập trong những năm gần đây. Việc nâng cao năng lực sức mạnh trên không gian mạng trở thành cuộc đua của nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Phần I của bài bảo tập trung trình bày về các chỉ số đánh giá sức mạnh không gian mạng một quốc gia theo một số tổ chức uy tín trên thế giới.
09:00 | 25/11/2022
Khi mô hình kinh tế số đang là một xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các mối đe dọa và những nguy cơ xảy ra tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và chuỗi cung ứng có thể sẽ nhanh chóng leo thang. Do vậy, việc xây dựng chiến lược an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế số, đặc biệt là bảo vệ và củng cố các cơ sở hạ tầng quan trọng, các chuỗi cung ứng cũng như các hệ sinh thái số. Bài báo phân tích xu hướng phát triển kinh tế số của thế giới và Việt Nam trong những năm tới, qua đó đưa ra cảnh báo sự gia tăng tội phạm sử dụng công nghệ cao trong hoạt động trực tuyến; đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò bảo đảm an ninh mạng đối với nền kinh tế kỹ thuật số.