Chỉ vài tuần sau khi ra mắt chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (ChatGPT) vào ngày 30/11/2022, OpenAI - công ty mẹ của ChatGPT được dự đoán sẽ thu về doanh thu lên tới 1 tỷ USD vào năm 2024.
Khả năng của của công cụ này đa dạng đến mức nó có thể sáng tác thơ, bài hát và bài tiểu luận của học sinh trường trung học. Điều này đã thu hút 100 triệu người dùng trong vòng hai tháng, đạt được thành tích mà Facebook phải mất đến 4 năm rưỡi và Twitter là 5 năm để trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.
Đôi khi, các câu trả lời của ChatGPT vẫn sai, nhưng nó đã để lại những ấn tượng sâu sắc về mặt công nghệ đối với xã hội.
Những tiềm năng của công nghệ mới này đã truyền cảm hứng đến các nhà đầu tư. Theo Pitchbook, các nhà đầu tư dẫn đầu là khoản đặt cược hàng tỷ đô la của Microsoft vào OpenAI. Tập đoàn này đã chi 27 tỷ đô la vào các công ty khởi nghiệp AI có tính sáng tạo vào năm 2023. Cuộc chiến giành quyền tối cao về AI vốn diễn ra giữa các công ty công nghệ lớn trong nhiều năm và đến nay trở thành tâm điểm khi Alphabet, Meta và Amazon.com đều công bố những cột mốc quan trọng mới.
Đến tháng 3, hàng nghìn nhà khoa học và chuyên gia AI, bao gồm cả Elon Musk đã ký một bức thư ngỏ yêu cầu tạm dừng đào tạo các hệ thống mạnh hơn để nghiên cứu tác động của công nghệ này và mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nhân loại. Động thái này có nét tương đồng với bộ phim Oppenheimer, doanh thu phòng vé của bộ phim bom tấn này gây chấn động về lời cảnh báo của nhà sản xuất bom nguyên tử rằng việc không ngừng theo đuổi tiến bộ có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người.
Geoffrey Hinton - một trong những chuyên gia AI, người đã rời Alphabet vào tháng 5 vì cho rằng đây là một rủi ro hiện hữu. Nghiên cứu AI đòi hỏi con người phải làm việc rất chăm chỉ ngay bây giờ và dành nhiều nguồn lực để tìm ra phương hướng phát triển công nghệ này trong tương lai.
Công ty tư vấn PwC ước tính tác động kinh tế liên quan đến AI có thể đạt 15,7 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2030, gần bằng tổng sản lượng quốc nội của Trung Quốc.
Thực tế, sự thúc đẩy về tăng trưởng này là gần như tới từ mọi ngành như tài chính, pháp lý đến sản xuất và giải trí đều coi AI như một phần trong chiến lược phát triển của mình.
Người thắng và kẻ thua trong kỷ nguyên AI chỉ mới bước đầu xuất hiện. Giống như ở các thời đại khác, những người hưởng lợi có thể sẽ bị thu hút theo các đường lối kinh tế xã hội. Những người ủng hộ dân quyền đã nêu lên mối lo ngại về việc thiếu tính công bằng tiềm ẩn khi sử dụng AI trong các lĩnh vực như tuyển dụng, trong khi các liên đoàn lao động đã cảnh báo về sự gián đoạn sâu sắc đối với việc làm khi AI đe dọa giảm hoặc loại bỏ một số công việc bao gồm viết mã máy tính và soạn thảo nội dung giải trí.
Nhà sản xuất chip Nvidia (Mỹ), công ty có bộ xử lý đồ họa là mặt hàng hot nhất trong cuộc đua AI toàn cầu, đã nổi lên như một người chiến thắng sớm, với vốn hóa thị trường tăng vọt lên nghìn tỷ USD để sánh nganh với các tập đoàn như Apple và Alphabet.
Vào tháng 11 vừa qua, hội đồng quản trị của OpenAI - một công ty đã giành được chiến thắng nhờ AI, đã sa thải Giám đốc điều hành Sam Altman. Sự việc này đã trở thành cuộc xung đột giữa một mặt muốn AI được thương mại hóa như Altman, những người hoài nghi và muốn tiếp cận AI thận trọng hơn trước lo lo ngại về lợi ích cao của việc phát triển AI có thể vượt qua trí thông minh của con người. Kết quả Altman đã thắng. Vị CEO bị lật đổ đã được phục hồi chức vụ chỉ vài ngày sau đó, một phần không nhỏ nhờ vào các nhân viên của OpenAI, những người đã sẵn sàng thôi việc hàng loạt và đầu quân tại nơi vị CEO này sẽ làm việc.
Một câu hỏi được đặt ra sau câu chuyện OpenAI là tương lai và tác động đối với xã hội của AI sẽ ra sao? Các cơ quan quản lý của Liên minh Châu Âu (EU) quyết tâm đóng vai trò dẫn đầu vào năm 2024 với kế hoạch toàn diện nhằm thiết lập các rào cản cho công nghệ dưới hình thức là ban hành Đạo luật AI của EU. Những quy tắc này và những quy tắc khác đang được soạn thảo ở Anh và Mỹ, được đưa ra khi thế giới bước vào năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử, làm dấy lên lo ngại về thông tin sai lệch do AI tạo ra nhắm vào các cử tri. Dù tốt hay xấu hãy kỳ vọng AI, công nghệ vốn đã được đưa vào sử dụng để thực hiện các cuộc kêu gọi vận động tranh cử ở Hoa Kỳ, nó sẽ đóng một vai trò to lớn trong nhiều cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm nay.
Hà Phương
(Theo Reuters)
14:00 | 14/12/2023
14:00 | 23/02/2024
13:00 | 23/01/2024
10:00 | 19/03/2024
10:00 | 13/12/2023
15:00 | 31/01/2024
15:00 | 20/11/2023
14:00 | 23/02/2024
10:00 | 17/05/2024
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) vừa công bố một dự án mới có tên gọi là “Vulnrichment” nhằm bổ sung thông tin quan trọng vào hồ sơ CVE. Đây là nỗ lực giúp các tổ chức cải thiện quy trình quản lý lỗ hổng của họ.
14:00 | 09/05/2024
Trong xu thế đổi mới sáng tạo hiện nay cùng với sự tiến bộ không ngừng của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ AI tạo sinh (generative AI) đã mở ra một tầm nhìn mới đầy hứa hẹn. Từ việc tạo ra văn bản, hình ảnh và âm thanh đến các hình thức sáng tạo khác, AI tạo sinh đã vượt qua các ranh giới truyền thống và mở rộng phạm vi khả năng sáng tạo của con người. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ tiến bộ công nghệ nào khác, sự phát triển này không diễn ra mà không phải đối mặt với những thách thức nhất định. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày về các rủi ro đối với an toàn thông tin, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến quyền riêng của công nghệ AI tạo sinh.
10:00 | 10/04/2024
Theo hãng tin Yonhap, ngày 1/4, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã chính thức ra mắt một trung tâm nghiên cứu nhằm giám sát sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực quốc phòng, coi đây là một phần trong nỗ lực triển khai công nghệ tiên tiến cho Quân đội Hàn Quốc.
08:00 | 01/04/2024
Qua theo dõi, giám sát không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hiện xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã hóa tấn công tống tiền (ransomware) tăng cao. Do đó, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc rà soát và triển khai đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin.