Giới thiệu chung
Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 là cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan đến chủ đề về năng lực của các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá về bảo mật của sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) và kiểm tra sự phù hợp. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 cung cấp khung và các yêu cầu chuyên biệt xác định năng lực tối thiểu của các cá nhân thực hiện đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đã được thiết lập.
ISO/IEC 19896 bao gồm các nội dung sau:
Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến chủ đề năng lực của đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT;
Các khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực trong đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp;
Yêu cầu năng lực tối thiểu đối với đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT để thực hiện kiểm tra / đánh giá sản phẩm CNTT.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 quan tâm đến:
Chuyên gia đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Cơ quan phê duyệt đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Phòng thí nghiệm đánh giá và kiểm tra sự phù hợp an toàn thông tin.
Các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp công nghệ có sản phẩm CNTT có thể là đối tượng của các cuộc đánh giá đảm bảo an toàn thông tin hoặc kiểm tra sự phù hợp;
Các tổ chức cấp chứng chỉ hoặc thừa nhận.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 được tổ chức thành các phần để đề cập đến năng lực của các chuyên gia đánh giá và thử nghiệm trình bày ở phần sau.
Trong tài liệu này, phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tài liệu này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng làm khung được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Nội dung tóm tắt tiêu chuẩn ISO / IEC 19896-1
Nội dung ISO/IEC 19896-1:2018 là phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tiêu chuẩn này này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng khuôn khổ được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Về tổng thể, phần này của ISO/IEC 19896-1:2018 sẽ hỗ trợ cho việc xác định các nhu cầu thực tế và phạm vi trong thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đánh giá viên.
Nội dung chính của tiêu chuẩn:
Nội dung của tiêu chuẩn được bố cục thành 8 điều và 3 phụ lục, cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Kiến thức
5. Kỹ năng
6. Kinh nghiệm
7. Giáo dục
8. Hiệu quả
Phụ lục A (Thông tin) Loại công nghệ: Kiến thức và Kỹ năng
Phụ lục B (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá các lớp đảm bảo yêu cầu an toàn
Phụ lục C (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá chức năng bảo mật các lớp yêu cầu
Kết luận
Bài viết đã giới thiệu tổng quan các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-1:2018. Độc giả quan tâm có thể liên hệ với Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ để có bản đầy đủ.
TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
16:00 | 21/07/2023
07:00 | 03/11/2023
09:00 | 19/07/2023
15:00 | 24/10/2023
10:00 | 29/07/2022
16:00 | 06/12/2024
Ngày 03/12, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã triệt phá thành công một dịch vụ nhắn tin mã hóa được sử dụng cho hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí quốc tế.
07:00 | 04/11/2024
Để triển khai một hệ thống theo mô hình Zero Trust hiệu quả, các tổ chức cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước, đồng thời kết hợp các công nghệ bảo mật tiên tiến và áp dụng một số quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Dưới đây là cách xây dựng hệ thống công nghệ dựa trên mô hình Zero Trust cho các tổ chức.
08:00 | 16/07/2024
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cũng tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi của hành lang pháp lý phải phù hợp với bối cảnh thực tế.
14:00 | 23/05/2024
Tiêm lỗi nguồn điện (Power Fault Injection - PFI) là một trong những tấn công mạnh mẽ nhất để phá vỡ hệ thống bảo mật. PFI không tấn công trực tiếp vào các phép tính của thuật toán, mà tập trung vào sự thực thi vật lý của các thiết bị mật mã. Đối tượng chính mà kỹ thuật tấn công này khai thác là các linh kiện điện tử (chip mật mã) luôn tiêu thụ nguồn điện, hệ quả là, đầu ra của bộ sinh số ngẫu nhiên vật lý bị suy giảm mạnh, khi điện áp đầu vào nằm trong điều kiện tấn công. Bài báo này đề xuất mạch thiết kế một Bộ tạo số ngẫu nhiên thực TRNG (true random number generator) trong chip Spartan3 XC3S1000 bằng công cụ Altium Designer, thực hiện tấn công tiêm lỗi nguồn điện trên thiết bị và đánh giá các kết quả đầu ra.