Theo đó, các chuyên gia này đã phát triển một phần mềm AI có khả năng ghi nhận và phân tích âm thanh phát ra khi gõ trên bàn phím, sau đó sẽ dự đoán nội dung mà người dùng đã nhập trên bàn phím để lọc ra các thông tin nhạy cảm, bao gồm tên và mật khẩu đăng nhập các tài khoản trực tuyến.
Phần mềm AI này được huấn luyện bằng cơ sở dữ liệu là âm thanh phát ra khi người dùng gõ bàn phím, mà theo các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, mỗi ký tự khi gõ phím sẽ phát ra một âm thanh riêng biệt.
Đáng chú ý, AI này có thể ghi nhận được âm thanh khi người dùng gõ bàn phím máy tính hoặc khi gõ phím ảo trên smartphone. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã để AI ghi nhận âm thanh gõ phím từ chiếc laptop MacBook Pro và iPhone 13 mini. Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học cho biết phần mềm AI có thể ghi nhận chính xác 95% nội dung từ âm thanh gõ phím trên smartphone và 93% nội dung từ âm thanh gõ bàn phím máy tính.
Ngay cả khi AI không thể ghi nhận chính xác được âm thanh phát ra từ phím nào, nó sẽ đưa ra gợi ý những phím có khả năng cao nhất, giúp tin tặc có thể khoanh vùng để ghi nhận nội dung nhập từ bàn phím được dễ dàng hơn.
"Mọi người thường cố gắng che giấu màn hình hoặc cách gõ bàn phím để người ngoài không biết được mật khẩu mình đã nhập, nhưng không ai chú ý đến âm thanh bàn phím phát ra khi gõ. Tin tặc có thể lợi dụng điều này để lấy cắp dữ liệu của họ", Joshua Harrison, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Với cách thức tấn công mới này, người dùng cần phải lưu ý hơn khi họp trực tuyến, bởi lẽ nếu vừa họp vừa gõ bàn phím, tin tặc có thể ghi lại âm thanh gõ phím đó để phân tích và lấy cắp các nội dung mà người dùng đã gõ vào máy tính", Joshua Harrison chia sẻ thêm.
Nhóm chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên tắt âm thanh mặc định khi gõ phím trên smartphone, tạo ra các tiếng nhiễu khi gõ thông tin nhạy cảm trên bàn phím máy tính… giúp tránh bị tin tặc lấy cắp các thông tin quan trọng từ âm thanh bàn phím.
Đây không phải là lần đầu tiên AI bị tin tặc lợi dụng để gây hại cho người dùng. Trước đó, hacker cũng sử dụng AI để xây dựng các loại mã độc và các trang web lừa đảo để tấn công người dùng internet.
Gia Minh
08:00 | 06/04/2022
09:00 | 01/08/2023
09:00 | 16/08/2023
08:00 | 18/01/2022
Không dưới 1.220 trang web lừa đảo Man-in-the-Middle (MITM) hiện nay đã bị phát hiện nhắm mục tiêu vào các dịch vụ trực tuyến phổ biến như Instagram, Google, PayPal, Apple, Twitter và LinkedIn nhằm mục đích đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng.
14:00 | 05/08/2021
Nga vừa áp dụng lệnh trừng phạt với Google với án phạt lên tới 3 triệu Ruble (khoảng 41 nghìn USD) vì vi phạm luật về dữ liệu cá nhân. Đây là lần đầu tiên Google bị phạt với tội danh này tại Nga.
17:00 | 28/07/2021
Một nhóm gồm 37 luật sư đã đệ đơn kiện Google về việc chống độc quyền tại nhiều tiểu bang của Mỹ vào ngày 07/7/2021. Họ cáo buộc công ty đã làm dụng sức mạnh thị trường để kìm hãm các đối thủ cạnh tranh và buộc người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán trong cửa hàng GoolePlay của mình.
11:00 | 09/04/2021
Mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) là một trong những bước phát triển của công nghệ di động, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng. Nhưng những ưu điểm của 5G lại mang đến những thách thức mới, gây ảnh hưởng đến các thuật toán mật mã. Bên cạnh thông tin chia sẻ về những thách thức cho thuật toán mật mã, bài báo này cung cấp cho độc giả thông tin về các thuật toán hiện có trong 5G.