Cụ thể, nhóm tin tặc Anonymous đã tuyên chiến với chính phủ Nga để phản đối các chiến dịch quân sự mà quân đội quốc gia này tiến hành trên lãnh thổ Ukraine. Sau đó, nhóm tin tặc này đã tấn công vào trang web của Đài truyền hình quốc gia RT, cùng hàng loạt trang web lớn của Nga như hãng tin TASS, tờ báo Kommersant, Izvestia… Một số trang web lớn, nhỏ của Nga cũng bị nhóm tin tặc Anonymous tấn công, thay đổi giao diện và đăng tải các thông điệp kêu gọi Tổng thống Nga Putin dừng các chiến dịch quân sự tại Ukraine và kéo quân đội về nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, một số trang web lớn của Nga vẫn rơi vào tình trạng khó truy cập vì đang phải hứng chịu các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Distributed Denial of Service - DDoS) từ Anonymous.
Sau nhiều ngày bị Anonymous tấn công, các tin tặc đến từ Nga đã bắt đầu phản công. Theo đó, một nhóm tin tặc có tên Killnet, được cho là đến từ Nga, đã tuyên bố đánh sập một trong những trang web chính thức của Anonymous, đồng thời chiếm quyền điều khiển nhiều tài khoản mạng xã hội của nhóm này.
Nhóm Killnet cũng kêu gọi người dân tại Nga tin tưởng vào các hành động của Chính phủ, tránh nghe theo những tin đồn, thông tin không đúng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Cuộc chiến trên không gian mạng giữa các nhóm tin tặc ủng hộ Nga và Ukraine sẽ còn diễn ra xung đột trong thời gian tới, không thua kém gì những cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra.
M.H
13:00 | 22/02/2022
11:00 | 16/02/2022
13:00 | 24/03/2022
09:00 | 25/02/2022
09:00 | 09/06/2022
Phần I của bài báo đã tập trung trình bày về kỹ thuật tấn công lừa đảo dựa trên con người. Nội dung phần hai của bài báo sẽ nói về các loại tấn công lừa đảo dựa vào các kỹ thuật máy tính.
07:00 | 30/05/2022
Hiện nay, các cuộc tấn công lừa đảo đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng internet và mạng viễn thông. Chúng không ngừng gia tăng nhanh chóng về số lượng, mức độ phức tạp và tinh vi. Với sự phát triển của công nghệ, việc tấn công càng trở nên dễ dàng hơn. Những kẻ tấn công đang không ngừng cố gắng để xâm nhập mạng của các tổ chức. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo của một cuộc tấn công lừa đảo
13:00 | 27/04/2022
Trong báo cáo mới nhất của các nhà nghiên cứu cho thấy, việc khai thác lỗ hổng zero-day đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng và tin tặc được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc đứng sau hầu hết các vụ tấn công trong năm 2021.
09:00 | 19/04/2022
Jason, tin tặc cộng tác của công ty phần mềm an ninh mạng Cequence Security (trụ sở tại California, Mỹ), đã đăng bài về cách theo dõi kết nối của các “tác nhân người dùng” tới API trên di động và máy tính nhằm phát hiện hành vi độc hại.
Nhà cung cấp phần cứng QNAP (Đài Loan) đưa ra cảnh báo tới khách hàng về việc một số thiết bị ổ cứng kết nối mạng NAS (với cấu hình không phải mặc định) bị ảnh hưởng bởi một lỗ hổng nghiêm trọng trong PHP dẫn đến thực thi mã từ xa.
08:00 | 29/06/2022