Trụ sở RUSI tại Westminster, Vương quốc Anh
Đặt trụ sở tại Westminster, Anh, RUSI được xem là "cỗ xe tăng" lâu đời nhất thế giới trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Thành lập năm 1831 bởi Công tước đầu tiên của Wellington - Ngài Arthur Wellesley, RUSI vẫn là một tổ chức có uy tín lớn cho đến ngày nay.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đang nhanh chóng thúc đẩy khả năng của tin tặc. Trong báo cáo của RUSI, các tin tặc hiện nay nhận được tài trợ bởi nhà nước hay hoạt động độc lập đều có khả năng sử dụng AI để tấn công các hệ thống công nghệ thông tin, trong đó có các hệ thống của các cơ quan chính trị. Theo RUSI, "Kẻ thù chắc chắn sẽ tìm cách sử dụng AI để tấn công nước Anh".
Các mối đe dọa có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, Deepfake - một công nghệ sử dụng mạng neuron nhân tạo để tạo ra các video hoặc hình ảnh giả mạo có tính thuyết phục cao là ví dụ về mối đe dọa hiện hữu hiện nay. Với các cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, mối lo ngại về Deepfake có thể được sử dụng cho các nhân vật chính trị để thao túng cử tri.
Công nghệ AI cũng được sử dụng cho các loại mã độc nguy hiểm mới có thể biến đổi để tránh bị phát hiện. Những mã độc như vậy có thể lây nhiễm và chiếm quyền kiểm soát các công nghệ mới xuất hiện như: xe tự lái, cơ sở hạ tầng thành phố thông minh và thiết bị bay không người lái.
RUSI tin rằng, con người sẽ đấu tranh để chống lại mối đe dọa sử dụng AI và sẽ cần thiết phải sử dụng sự hỗ trợ của tự động hóa.
Theo Alexander Babuta, một trong những tác giả của báo cáo: "Việc áp dụng AI không chỉ quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan tình báo quản lý những thách thức kỹ thuật về tình trạng quá tải thông tin. Nhiều khả năng các tác nhân độc hại cũng sẽ sử dụng AI để tấn công nước Anh theo nhiều cách và cộng đồng tình báo sẽ cần phát triển biện pháp phòng thủ mới dựa trên AI".
Sở Trung ương Truyền thông Chính phủ (Government Communications Headquarters - GCHQ) là một tổ chức tại Anh, tập trung vào tín hiệu tình báo, đã ủy nhiệm báo cáo độc lập của RUSI. Ken McCallum, lãnh đạo mới của MI5 - Cơ quan an ninh và chống gián điệp trong nước của Anh, đã cho biết trước đó việc tăng cường sử dụng AI sẽ là một trong số những ưu tiên hàng đầu của ông.
RUSI tin rằng AI sẽ có ít giá trị đối với "dự đoán tình báo" nhằm dự đoán những hoạt động khủng bố có thể xảy ra trước khi nó bắt đầu. Đặc biệt trong phòng chống khủng bố, RUSI cho rằng những trường hợp như vậy là quá hiếm khi xảy ra so với các hành vi phạm tội khác để tìm ra mẫu (pattern). Những lý do của các hoạt động khủng bố cũng có thể thay đổi rất nhanh phụ thuộc vào các sự kiện thế giới.
Tất cả điều này dấy lên mối lo ngại về tự động hóa sự phân biệt đối xử. RUSI kêu gọi thêm yêu cầu mới về một công nghệ trí thông minh tăng cường, nhằm hỗ trợ sàng lọc một lượng lớn dữ liệu, nhưng con người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, thay vì để tất cả cho máy móc.
Về định vị toàn cầu, RUSI công nhận sức mạnh của Anh về AI, với tài năng xuất hiện từ các trường đại học hàng đầu thế giới của đất nước, năng lực của GCHQ cũng như các cơ quan như Viện Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Alan Turing, Trung tâm Đổi mới và Đạo đức Dữ liệu và các tổ chức tư nhân khác.
Mặc dù, các quốc gia được biết đến rộng rãi như Mỹ và Trung Quốc về việc có nhiều nguồn lực hơn để có được những tiến bộ về AI, nhưng RUSI tin rằng nước Anh có tiềm năng trở thành nước dẫn đầu về công nghệ này trong khuôn khổ đạo đức rất cần thiết. Tuy nhiên, RUSI cho rằng điều quan trọng là đừng quá bận tâm đến những bất cập có thể xảy ra.
Babuta phát biểu rằng: "Có nguy cơ kìm hãm sự đổi mới nếu chúng ta tập trung quá mức vào những kết quả và suy đoán tiêu cực về tương lai của mạng lưới giám sát do AI điều khiển. Những mối quan tâm về đạo đức hợp pháp sẽ bị lu mờ, trừ khi chúng ta tập trung vào những ứng dụng thực tiễn của AI trong khoảng ngắn hạn đến trung hạn".
Quang Minh
(Theo AI news)
09:00 | 12/02/2020
16:00 | 16/08/2019
09:00 | 28/05/2020
09:00 | 25/05/2021
13:00 | 18/11/2024
Đứng trước thách thức về các mối đe dọa nâng cao, khái niệm về “chuỗi tiêu diệt” được sử dụng để phòng, chống các mối đe dọa này. Phần 2 của bài báo tập trung trình bày về các biện pháp phát hiện, bảo vệ hệ thống khỏi tấn công APT, khai thác lỗ hổng Zero-day và tấn công chuỗi cung ứng.
09:00 | 29/10/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
19:00 | 30/04/2024
Theo báo cáo năm 2022 về những mối đe doạ mạng của SonicWall, trong năm 2021, thế giới có tổng cộng 623,3 triệu cuộc tấn công ransomware, tương đương với trung bình có 19 cuộc tấn công mỗi giây. Điều này cho thấy một nhu cầu cấp thiết là các tổ chức cần tăng cường khả năng an ninh mạng của mình. Như việc gần đây, các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) liên tục xảy ra. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến phương án khôi phục sau khi bị tấn công.
10:00 | 10/04/2024
Hiện nay, số lượng các cuộc tấn công mạng nhắm đến hệ điều hành Linux đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, đặc biệt là các sự cố liên quan đến việc lộ lọt mật khẩu. Thông thường, khi tạo tài khoản mới trên Linux, người dùng có thể sử dụng những mật khẩu tùy ý, kể cả những mật khẩu yếu, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro bảo mật tiềm ẩn trong hệ thống mạng, các tác nhân đe dọa sẽ dễ dàng tấn công và xâm phạm tài khoản hơn. Do đó, cần phải thực thi các chính sách sử dụng mật khẩu đủ mạnh để bảo vệ tài khoản người dùng tránh bị tấn công. Trong bài viết này sẽ gửi đến độc giả hướng dẫn thiết lập cấu hình mật khẩu an toàn trên Linux với nền tảng Centos 7.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Xe tự hành (Autonomous Vehicles- AV) là một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ ô tô đang phát triển nhanh chóng hiện nay. Những chiếc xe tự hành được trang bị công nghệ tiên tiến, mang đến cải thiện hiệu quả về mặt an toàn và tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ tiến bộ công nghệ nào, AV cũng tạo ra những lo ngại về các mối đe dọa mới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng. Việc hiểu được những mối nguy hiểm này là rất quan trọng đối với cả chủ xe và những người đam mê công nghệ, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng.
10:00 | 30/12/2024