Theo thống kê của NTT Global, 60% các cuộc tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) nhắm mục tiêu vào ứng dụng website của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Riêng tại Việt Nam, theo Báo cáo tình hình an toàn thông tin của Công ty an ninh mạng Viettel, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận hơn 10 cuộc tấn công lớn của các nhóm APT.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là đơn vị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ cao. Viettel hiện cung cấp dịch vụ trên 11 quốc gia với trên 50.000 nhân viên, hạ tầng công nghệ thông tin lên đến hơn 100.000 máy chủ và máy trạm, cùng hơn 1.000 website của Viettel và khách hàng. Trung bình mỗi ngày có trên 1 tỉ lượt truy cập vào hệ thống ứng dụng website của Viettel và khách hàng bao gồm: người dùng, công cụ crawler, bot… và cả những nguy cơ thâm nhập của tin tặc vào hệ thống. Với quy mô hoạt động lớn, sở hữu hạ tầng phức tạp, Viettel thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ mất an toàn thông tin.
Việc sử dụng các giải pháp bảo mật dựa trên định danh (IoC based) như SIEM và WAF truyền thống chỉ giúp bảo vệ tổ chức trước những tấn công đã biết. Khi đối mặt với các kỹ thuật tấn công mới thì hướng tiếp cận này lại trở nên thiếu hiệu quả và dễ dàng bị qua mặt, buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải lựa chọn các sản phẩm sử dụng công nghệ mới, như Phân tích hành vi của người dùng và thực thể (User and Entity Behavior Analytics - UEBA).
Công nghệ UEBA giúp đưa khả năng phát hiện tấn công của tổ chức vượt ra khỏi giới hạn phát hiện tấn công dựa trên các dấu hiệu tấn công thực tế đã biết bằng kết hợp phương pháp phát hiện dựa trên phân tích hành vi (behavior-based analytics) với phương pháp mô hình nguy cơ (threat-based modeling) trên từng cá thể trong hệ thống mạng.
Viettel đã lựa chọn triển khai giải pháp Viettel Killchain & Anomaly (VCS-KIAN). Đây là giải pháp nằm trong lớp sản phẩm UEBA, cung cấp cái nhìn tổng quát và toàn diện về mọi hành vi bất thường của các đối tượng người dùng và thực thể trong hệ thống mạng, giúp tổ chức, doanh nghiệp sớm phát hiện và phản ứng kịp thời, giảm thiểu tối đa khả năng thâm nhập sâu của tin tặc.
Sau khi triển khai giải pháp VCS-KIAN, nhiều cuộc tấn công có chủ đích với những dấu hiệu mới đã bị phát hiện. Trung bình mỗi ngày, VCS-KIAN chỉ đưa ra 2 cảnh báo liên quan đến tấn công ứng dụng web, tuy nhiên, VCS-KIAN đã phát hiện và cảnh báo 3 trong 4 cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào hạ tầng Viettel trong 6 tháng đầu năm 2021.
Giải pháp VCS-KIAN ứng dụng các phương pháp thống kê, học máy thực hiện hồ sơ hóa thói quen sử dụng của từng đối tượng người dùng, IP, máy chủ, máy trạm đến các thực thể nhỏ nhất như tệp tin thực thi, tiến trình, dịch vụ hay đường dẫn web trên các máy chủ web để phát hiện và cảnh báo kịp thời các thâm nhập bất thường vào hệ thống. Hệ thống căn cứ vào các dấu hiệu bất thường của mỗi đối tượng, thực thể tại từng thời điểm để xâu chuỗi hành vi và đánh giá nguy cơ bị thâm nhập và cảnh báo kịp thời khi đạt tới mức độ cảnh báo.
VCS-KIAN - Giải pháp bảo vệ tổ chức trước tấn công có chủ đích
Giải pháp VCS-KIAN đã khẳng định được chất lượng, tính ưu việt và hiệu quả khi đạt được nhiều giải thưởng uy tín: Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc năm 2020 bởi Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và giải thưởng Sao khuê 2021 tại hạng mục giải pháp phần mềm xuất sắc nhất do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam trao tặng.
Là một sản phẩm trong hệ sinh thái giám sát an toàn thông tin, VCS - KIAN được xây dựng bởi Công ty an ninh mạng Viettel - đối tác số một tại Việt Nam trong đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và các cơ sở hạ tầng trọng yếu.
ĐT
22:00 | 13/02/2021
10:00 | 28/10/2020
11:00 | 07/05/2020
13:00 | 11/11/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi, các tổ chức đang dần nhận ra rằng các phương pháp bảo mật truyền thống không còn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hệ thống của họ. Chính trong hoàn cảnh này, mô hình Zero Trust nổi lên như một giải pháp toàn diện, giúp bảo vệ hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công cả từ bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, việc triển khai Zero Trust không đơn giản, bài học kinh nghiệm nào để các tổ chức triển khai thành công mô hình bảo mật hiện đại này?
07:00 | 17/10/2024
Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhắm vào những cá nhân ở Nga bằng phần mềm gián điệp Android có tên gọi là LianSpy, phần mềm này có khả năng ghi lại các bản ghi màn hình, trích xuất tệp của người dùng, thu thập nhật ký cuộc gọi và danh sách ứng dụng. Các tin tặc đã sử dụng nhiều chiến thuật trốn tránh, chẳng hạn như tận dụng dịch vụ đám mây của Nga là Yandex Disk, để liên lạc với máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2). Một số tính năng này cho thấy LianSpy rất có thể được triển khai thông qua lỗ hổng bảo mật chưa được vá hoặc truy cập vật lý trực tiếp vào điện thoại mục tiêu. Bài viết này sẽ cùng khám phá và phân tích phần mềm gián điệp LianSpy dựa trên báo cáo của Kaspersky.
08:00 | 12/03/2024
Lộ thông tin thẻ tín dụng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nguy cơ mất tiền là rất cao. Bài báo giới thiệu một số cách thức giúp người dùng giảm nguy cơ khi phát hiện thông tin thẻ tín dụng bị lộ.
14:00 | 01/03/2024
Giấu tin (steganography) là một kỹ thuật nhúng thông tin vào một nguồn đa phương tiện nào đó, ví dụ như tệp âm thanh, tệp hình ảnh,... Việc này giúp thông tin được giấu trở nên khó phát hiện và gây ra nhiều thách thức trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là quá trình điều tra số. Thời gian gần đây, số lượng các cuộc tấn công mạng có sử dụng kỹ thuật giấu tin đang tăng lên, tin tặc lợi dụng việc giấu các câu lệnh vào trong bức ảnh và khi xâm nhập được vào máy tính nạn nhân, các câu lệnh chứa mã độc sẽ được trích xuất từ ảnh và thực thi. Nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về phương thức ẩn giấu mã độc nguy hiểm, bài báo sẽ giới thiệu về kỹ thuật giấu tin trong ảnh và phân tích một cuộc tấn công cụ thể để làm rõ về kỹ thuật này.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thậm chí đối với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao của con người như lập trình hay bảo mật, AI cũng đang chứng minh khả năng vượt trội của mình. Với sự trợ giúp của AI, Google đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm trong dự án phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi.
13:00 | 02/12/2024