Bị thu trộm thông tin trên đường truyền
Môi trường mạng không dây hoạt động dựa trên phuơng thức truyền tín hiệu trên sóng vô tuyến. Kẻ tấn công (hacker) ở vị trí vật lý có khoảng cách gần với trạm truy cập không dây (Access Point - AP) có thể bắt được các gói dữ liệu và lấy trộm thông tin nếu môi trường mạng không đuợc mã hóa. Đây là rủi ro lớn nhất thường gặp phải khi người dùng truy cập mạng không dây không đảm bảo an toàn như tại các điểm truy cập công cộng. Rủi ro này cũng xảy ra nếu trạm truy cập không dây sử dụng giao thức Wired Equipvalent Privacy (WEP). Đây là giao thức đã lỗi thời và có khả năng bị hacker giải mã.
Một khi hacker đọc được thông tin trên đường truyền giữa máy của người dùng và máy chủ trên Internet, chúng có thể tiến hành các tấn công nghiêm trọng khác như lấy cắp các thông tin nhạy cảm trực tiếp trên đường truyền (mật khẩu, thẻ tín dụng, nội dung email...). Chẳng hạn, người dùng có thể bị mất mật khẩu khi truy cập vào các trang Web không sử dụng phương thức mã hóa mật khẩu hay các trang sử dụng phuơng thức giả mạo (phishing) để ăn cắp mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác. Hacker có thể giả mạo hệ thống phân giải tên miền (DNS) lừa người dùng vào các trang Web Yahoo Mail giả, eBay giả... để lấy cắp mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng.
Hacker còn có thể sử dụng phuơng thức Tấn công người trung gian (man in the middle attack) để lấy cắp thông tin đối với các giao thức mã hóa như SSL (Security Socket Layer). Như vậy, nếu không cẩn thận, người dùng sẽ bị mất mật khẩu ngay cả khi truy cập vào các trang Web có sử dụng giao thức SSL như dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Khi đọc được thông tin trên đường truyền, hacker có thể tấn công vào các phiên kết nối để sửa đổi, làm hỏng dữ liệu. Ví dụ, hacker có thể thu trộm các đoạn chat Yahoo và có khả năng sửa đổi nội dung đoạn chat của người dùng.
Bị mất cắp dữ liệu
Đây là rủi ro phát sinh do hacker thiết lập một trạm kết nối không dây (AP) giả mạo trong phạm vi gần với trạm kết nối không dây chính thức. Trạm kết nối giả mạo sử dụng tên mạng (SSID) trùng với tên mạng thật. Tuy nhiên, AP giả mạo không sử dụng phuơng thức mã hóa và có công suất phát sóng lớn hơn AP thật. Trong trường hợp này, máy tính của người dùng sẽ bị lừa kết nối vào AP giả và hacker có thể thu trộm thông tin và thực hiện các tấn công đã nêu trên.
Tấn công DoS
Đối với các mạng không dây sử dụng phuơng thức bảo mật mã hóa an toàn như WPA và phuơng thức xác thực an toàn 802.1x, hacker có khả năng tấn công bằng phuơng thức tấn công từ chối dịch vụ DoS. Sử dụng các công cụ phát sóng gây nhiễu vô tuyến (gây ra các lỗi va chạm tần số và hỏng dữ liệu CRC), hacker có thể làm tê liệt hoàn toàn mạng không dây.
Biện pháp khắc phục
Để hạn chế tối đa rủi ro mất cắp dữ liệu do sử dụng môi trường truyền dẫn không an toàn, người dùng cần lưu ý chỉ truy cập các trang Web có sử dụng phuơng thức mã hóa thông tin như SSL và phải quan tâm tới các cảnh báo giả mạo SSL từ trình duyệt.
Một giải pháp để làm việc an toàn trong môi trường mạng không dây là thiết lập một kết nối mạng riêng ảo VPN về trụ sở chính của tổ chức (nếu có) và duyệt Web thông qua mạng riêng ảo mã hóa này. Khi sử dụng dịch vụ mạng riêng ảo thương mại như vậy, các truy cập Internet sẽ được mã hóa từ máy trạm đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, rồi mới ra ngoài Internet. Phuơng thức này sẽ đảm bảo dữ liệu không bị thu trộm trên đường truyền. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là phải trả phí hàng tháng, tốc độ truy cập bị giảm.
Người dùng có thể dùng từ khóa “VPN Service” để tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ nói trên thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có nhà cung cấp dịch vụ VPN thuơng mại theo phương thức này.
07:00 | 12/05/2022
17:00 | 22/11/2024
Trong bối cảnh thế giới số, chuỗi cung ứng trở thành huyết mạch cho thương mại toàn cầu, kết nối các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến chuỗi cung ứng phải đối mặt với nhiều rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn, đe dọa nghiêm trọng đến tính toàn vẹn và độ tin cậy. Dưới đây là 5 rủi ro an ninh mạng hàng đầu mà chuỗi cung ứng đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất các chiến lược thiết yếu nhằm giảm thiểu các mối đe dọa này.
09:00 | 29/10/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
11:00 | 03/09/2024
Hiện nay, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi nền kinh tế, bùng nổ các ứng dụng công nghệ thông tin, nổi bật là các ứng dụng di động giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động công tác tại các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các ứng dụng di động, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng cũng đi kèm với các thách thức liên quan đến bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. Bài báo này trình bày những thách thức, yêu cầu đặt ra và một số giải pháp di động hóa ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng có yếu tố bảo mật.
10:00 | 07/06/2024
Bảo đảm an ninh mạng rất đóng vai trò quan trọng, giúp bảo vệ dữ liệu, hệ thống và mạng của tổ chức, doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công của tội phạm mạng. Các cuộc tấn công này có thể làm gián đoạn, gây tổn thất về dữ liệu và chi phí cho doanh nghiệp. Các chuyên gia bảo mật thuộc Công ty An ninh mạng Viettel đã đưa ra khuyến nghị về năm cách bảo vệ hệ thống dành cho doanh nghiệp, nếu áp dụng chính xác có thể giảm thiểu tới 90% các cuộc tấn công mạng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh hoạt động của Chính phủ Điện tử và chuyển đổi số trên phạm vi cả nước, an ninh mạng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các cơ quan Đảng và Chính phủ. Tình hình mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, với sự gia tăng không ngừng của các cuộc tấn công mạng tinh vi và các biến thể mã độc mới. Với bối cảnh như vậy, việc bảo vệ hệ thống thông tin và các sản phẩm phần cứng, phần mềm quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ trước các mối đe dọa từ mã độc trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
15:00 | 10/01/2025