Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, dữ liệu được coi là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp và khi công nghệ ngày càng tiến bộ, các tổ chức càng cần chú ý hơn rằng các loại hình tấn công ransomware nhắm vào dữ liệu doanh nghiệp đang phát triển phức tạp và đa dạng, phát sinh nhiều nguy cơ hơn. Nếu không có ý thức tự bảo vệ và trang bị công cụ phù hợp chống lại ransomware, nhân viên và doanh nghiệp đều có nguy cơ bị đánh cắp mất các thông tin quan trọng.
Theo nghiên cứu mới được công bố gần đây của Fortinet, 3/4 các tổ chức đã phát hiện các cuộc tấn công ransomware nhắm đến tổ chức của mình và một nửa trong số đó đã thành nạn nhân của tin tặc. Fortinet khuyến cáo doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác, trang bị chiến lược bài bản tự bảo vệ và chống lại ransomware. Đặc biệt, một chiến lược tổng thể, toàn diện về an toàn thông tin, kết hợp việc triển khai các công nghệ tiên tiến, cùng với việc đào tạo là yêu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài báo này, các chuyên gia của Fortinet sẽ đưa ra thông tin về các loại hình tấn công ransomware khác nhau, khuyến cáo những đối tượng có nguy cơ bị tấn công cao nhất, gợi ý cách thức giải quyết trong trường hợp bị tấn công và quan trọng hơn cả là cung cấp các bí quyết giúp phòng ngừa, ngăn chặn cuộc tấn công ransomware.
Các loại hình tấn công ransomware
Các cuộc tấn công ransomware có nhiều hình thức, nhưng có thể được phân loại thành năm loại chính:
Các cuộc tấn công ransomware không phân biệt đối tượng và nhắm vào bất kỳ ai có kết nối Internet, cho dù đó là cá nhân, doanh nghiệp hay bất kỳ thực thể nào. Mọi cá nhân và tổ chức cần đảm bảo hệ thống kết nối của họ là tin cậy và được bảo vệ đúng cách. Việc một doanh nghiệp bị tấn công ransomware mà không xử lý kịp thời và triệt để có thể dẫn đến những thiệt hại vô cùng nặng nề, kéo theo nhiều hệ quả như đình trệ hoạt động, sụt giảm kinh doanh, đánh mất hình ảnh và lòng tin của khách hàng.
Nên làm gì trong trường hợp bị tấn công ransomware
Trong trường hợp bị mã độc ransomware tấn công, bước đầu tiên là thông báo cho đội ngũ quản lý an ninh mạng hoặc phụ trách bảo mật để yêu cầu hỗ trợ từ trung tâm điều hành bảo mật (SOC) nội bộ. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công mà chuyên gia bảo mật đã được đào tạo sẽ hướng dẫn bạn tiến hành các bước tiếp theo. Điều quan trọng là giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng và hiểu rõ vấn đề trước khi ứng phó. Các tổ chức nên yêu cầu nhân viên tuân theo các quy định pháp lý hoặc thông báo nội bộ để đảm bảo quy trình giải quyết hậu quả tấn công được nhanh chóng và chuẩn mực nhất.
Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia của Fortinet Việt Nam cũng chia sẻ về những sai lầm thường gặp khiến các tổ chức dễ bị tấn công: “Một trong những thiếu sót phổ biến mà các tổ chức thường gặp phải là không bảo vệ đầy đủ cho hệ thống của mình trong bối cảnh bề mặt tấn công ngày càng mở rộng như hiện nay. Điều này có thể tạo ra những điểm yếu cho tin tặc dễ dàng khai thác, đặc biệt là khi các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phổ biến phương thức làm việc từ xa. Các tổ chức cần đảm bảo những biện pháp bảo mật thích hợp phải được triển khai và tích hợp vào một nền tảng an ninh mạng nhằm duy trì khả năng theo dõi liên tục giúp nhanh chóng ứng phó và giảm thiểu, khắc phục hậu quả khi bị tấn công”.
Các mẹo giúp doanh nghiệp tránh bị tấn công ransomware
Tóm lại, các cuộc tấn công ransomware có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và có thể tấn công bất kỳ ai có kết nối Internet. Điều quan trọng khi triển khai một chiến lược bảo vệ chống lại ransomware là doanh nghiệp cần các phương pháp tốt nhất về kiểm tra an toàn không gian mạng để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp bị tấn công. Điều này bao gồm việc thường xuyên cập nhật và vá lỗi hệ thống, giảm thiểu hoặc phân cấp quyền truy cập một cách phù hợp, sử dụng các giải pháp phát hiện và bảo vệ an ninh mạng mới nhất, đồng thời định kỳ đào tạo nhân viên về xu hướng của các mối đe dọa hiện tại.
Quốc Trường
14:00 | 22/02/2024
10:00 | 07/07/2023
09:00 | 06/09/2023
14:00 | 23/02/2024
07:00 | 15/01/2024
11:00 | 08/04/2024
09:00 | 03/05/2024
14:00 | 16/05/2023
08:00 | 26/08/2024
13:00 | 09/05/2023
15:00 | 01/11/2024
Apple đã tạo ra môi trường nghiên cứu ảo (VRE) để cho phép mọi người truy cập vào với mục đích thử nghiệm tính bảo mật của hệ thống Private Cloud Compute (PCC) và phát hành mã nguồn cho một số “thành phần chính” để giúp các nhà nghiên cứu phân tích các tính năng riêng tư và an toàn trên kiến trúc.
17:00 | 11/10/2024
Mới đây, Microsoft đã công bố một công cụ phân tích nội dung web dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) mới có tên là Copilot Vision, nhấn mạnh vào tính an toàn và bảo mật để giải quyết các mối lo ngại tiềm ẩn.
10:00 | 02/10/2024
Trong tháng 9, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
11:00 | 03/09/2024
Google chính thức giới thiệu hai tính năng Gemini mới cho Gmail, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng viết và chỉnh sửa email, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024