Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nguồn ictvietnam.vn)
Chương trình Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm nay có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và đại biểu đại diện cho thanh niên cả nước. Đây là chương trình đối thoại được tổ chức lần thứ 2 sau khi có Luật Thanh niên năm 2020 và được tổ chức đúng vào dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thể hiện sự quan tâm, chăm lo, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và phát huy vai trò, tinh thần tiên phong, xung kích của thanh niên trong tham gia vào công cuộc CĐS quốc gia nói riêng.
Mỗi một năm, Thủ tướng quyết định chương trình đối thoại với những chủ đề khác nhau. Năm nay, chủ đề được xác định là: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong CĐS quốc gia".
Tại buổi đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Trung ương Đoàn tập trung triển khai 3 phong trào thanh niên: Phong trào học tập công nghệ thông tin (CNTT); phong trào học tập ngoại ngữ (để vừa là công dân Việt Nam, vừa trở thành công dân toàn cầu); phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường. “Ba phong trào này vừa gắn bó với lợi ích của mỗi người, vừa gắn bó với lợi ích của cả quốc gia, tất nhiên chúng ta đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết và trong lợi ích chung thì có lợi ích riêng”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời câu hỏi tại buổi đối thoại (nguồn ictvietnam.vn)
Với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong CĐS quốc gia”, bạn Nguyễn Thành Trung, Học sinh Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm đặt câu hỏi tại đối thoại về vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt. Theo thống kê, ước tính có đến 35% người dùng Internet của Việt Nam có nguy cơ đối diện với các nguy cơ mất an ninh mạng, cao thứ 6 trên thế giới. Trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp như thế nào về vấn đề này để đảm bảo an toàn không gian mạng?
Tham dự đối thoại, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng chia sẻ, ATANM được coi là chiếc phanh của chiếc xe CĐS, không phải dừng chiếc xe này lại mà để chúng ta yên tâm đi nhanh và an toàn hơn. Con số thống kê mà bạn nêu ra là con số từ năm 2017, trong 3 năm vừa qua Việt Nam đã có những thay đổi và bước chuyển biến trong công tác đảm bảo ATANM. Cụ thể, Liên Hợp Quốc đã xếp chúng ta vào 25 nước dẫn đầu trong số 193 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên việc phải làm rất nhiều, các giải pháp Thủ tướng đã chỉ ra rất rõ trong Chiến lược về an toàn an ninh mạng quốc gia. Trong đó có 2 điểm nổi bật, thứ nhất là 3 lực lượng chủ chốt để đảm bảo ATANM là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT. Ba nhóm mục tiêu bảo vệ an ninh mạng là các hệ thống thông tin (HTTT) trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước; các hệ thống thông tin của các cơ quan doanh nghiệp (DN) và người dân.
Thứ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ đối với người dân, chiến lược đã chỉ ra 2 giải pháp quan trọng là: Chúng ta bảo vệ từ sớm, từ xa, từ lớp mạng, tức là ở đây là trách nhiệm của nhà mạng và các đơn vị cung cấp viễn thông, Internet phải có trách nhiệm bảo vệ cơ bản cho người dùng.
Lớp thứ hai là bảo vệ thiết bị đầu cuối ở thiết bị, mỗi người chúng ta ngồi đây sử dụng cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau từ máy tính, iPad, điện thoại. Trên mỗi thiết bị như vậy sẽ có những công cụ bảo vệ trực tiếp cho thiết bị, chúng tôi gọi đó là bảo vệ lớp 2, lớp cơ bản.
Bộ TT&TT đã cung cấp những tri thức thông tin về lớp bảo vệ này để người dân tự bảo vệ mình, chúng ta có thể truy cập vào địa chỉ www.khonggianmang.vn, tại đây chúng tôi tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của người dân về an ninh mạng, đồng thời chúng tôi cũng cung cấp các công cụ miễn phí để người dân tự bảo vệ mình.
“Đây là hai nhóm giải pháp chính, chúng tôi cũng hy vọng thanh niên sẽ là lực lượng xung kích trên không gian mạng. Trước hết là chúng ta tự bảo vệ mình, sau đó là hướng dẫn bạn bè, người thân cùng được an toàn trên không gian mạng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng trả lời câu hỏi tại buổi đối thoại (nguồn ictvietnam.vn)
Tiếp phần trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, bình luận thêm về tư duy và phương pháp luận giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Cái gì cũng có hai mặt, tích cực và hạn chế, một tiến bộ có thể đi đôi với những cản trở. Cụ thể hơn về câu hỏi của bạn thanh niên, Thủ tướng cho biết: Thứ nhất, Chính phủ phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng; thứ hai là phân công các bộ ngành xử lý các vấn đề nếu có sự cố, như hôm qua có sự cố liên quan tới chứng khoán. Thứ ba là phải nâng cao năng lực xử lý các vấn đề an ninh mạng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Thứ tư là đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân để nâng cao cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa, trong đó các bạn trẻ phải làm nòng cốt, đi đầu về vấn đề này.
Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về việc giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương sau chương trình đối thoại. Các vấn đề được thanh niên quan tâm, kiến nghị cơ bản đã được giải quyết và thông báo rộng rãi theo quy định.
Quốc Trường
(theo ictvietnam.vn)
09:00 | 19/04/2024
16:00 | 11/03/2024
10:00 | 31/01/2024
17:00 | 01/03/2024
11:00 | 07/05/2024
23:00 | 06/09/2024
Tối ngày 06/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo nội dung.
18:00 | 29/08/2024
Chiều ngày 29/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với OSCAR MEDIA tổ chức.
10:00 | 28/08/2024
Thế giới công nghệ phát triển không ngừng, mang lại vô vàn tiện ích cho cuộc sống, nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho những kẻ lừa đảo tinh vi. Một trong những chiêu trò mới nhất, đang khiến nhiều người “tiền mất tật mang”, chính là giả danh nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản. Số vụ lừa đảo theo hình thức này tăng vọt trong thời gian gần đây, Bộ TT&TT cảnh báo cần hết sức chú ý và cảnh giác trước những chiêu trò của kẻ gian.
13:00 | 05/08/2024
Sáng ngày 05/8, Đại hội thi đua yêu nước của ngành Cơ yếu Việt Nam giai đoạn 2019 - 2024 đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Cơ yếu Chính phủ. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và chỉ đạo Đại hội.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
10:00 | 10/09/2024
Chính phủ Úc cho biết nước này có kế hoạch đưa ra các quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh các công cụ AI đang được triển khai nhanh chóng bởi các doanh nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.
07:00 | 10/09/2024