Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) ngày 30/1 thông báo đã lợi dụng lỗ hổng bảo mật trong một phần mềm để tấn công máy chủ của Bộ Quốc phòng Nga, vốn được sử dụng cho liên lạc đặc biệt khiến máy chủ ngừng hoạt động, song phía Ukraine không nêu tên phần mềm.
"Do chiến dịch tấn công mạng, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị của Bộ Quốc phòng Nga sử dụng máy chủ này tại Moscow đã bị gián đoạn. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các đơn vị Nga sử dụng máy chủ này bị gián đoạn. Chiến dịch đang được tiếp tục", GUR cho biết thêm.
Cùng ngày, chính quyền Nga thông báo một sự cố kỹ thuật đã khiến một số trang web ở nước này phải dừng hoạt động, nhưng không đề cập đến Bộ Quốc phòng.
Theo GUR, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) chứng nhận phần mềm có lỗ hổng nói trên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn bảo mật thông tin. Phần mềm này được cài trên thiết bị của nhiều cơ sở chiến lược của Nga, trong đó có cơ sở quân sự. Cơ quan này khẳng định sự cố đã được giải quyết, song cho biết gián đoạn kết nối Internet "có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định".
Ukraine hiếm khi công bố tấn công hạ tầng mạng của Nga. Ngay sau khi mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine cuối tháng 2/2022, Nga đã bị tấn công mạng. Nhóm hacker Anonymous khi đó tuyên bố "tham gia vào các hoạt động nhắm vào Nga", đánh sập nhiều trang web của chính phủ nước này và chiếm quyền điều khiển của một số kênh truyền hình.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov từng cáo buộc NATO đang thông qua Ukraine để phân phối một cách không kiểm soát vũ khí trên không gian mạng. Ông cho rằng, điều này đặt ra một thách thức và mối đe dọa có quy mô toàn cầu.
Ông Syromolotov nhấn mạnh, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ cuối tháng 2/2022, Moscow đối mặt với sự khiêu khích từ bên ngoài chưa từng có trong không gian thông tin với số vụ tấn công mạng vào Nga tăng tới 80%. Trước đó, ông cáo buộc rằng các cuộc tấn công này chủ yếu từ EU và Bắc Mỹ.
Ông Syromolotov cáo buộc Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) khuyến khích "tâm lý bài Nga" với các tin tặc quốc tế, đồng thời tận dụng khu vực tư nhân để thực hiện các kế hoạch gây hấn của họ. Ông cũng cáo buộc Mỹ và các đồng minh đã thừa nhận tạo ra một đội tình nguyện viên có tên là "đội quân công nghệ thông tin của Ukraine" nhằm tấn công cơ sở hạ tầng của Nga.
Trong khi đó, Đặc phái viên của tổng thống Nga về hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin Andrey Krutskikh cáo buộc Mỹ có động thái khiêu khích trên nền tảng không gian mạng chống lại Nga và các đồng minh. Quan chức này cảnh báo, một cuộc xung đột đang diễn biến ngày càng tồi tệ hơn giữa Nga và Mỹ trên không gian mạng có thể dẫn tới kịch bản 2 nước xảy ra giao tranh trực tiếp trong thế giới thực.
Tướng Paul Nakasone, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ thừa nhận Washington đã tiến hành một loạt hoạt động để hỗ trợ Kiev, bao gồm các hoạt động tấn công, phòng thủ mạng. Ngoài ra, ông Nakasone cũng cho biết, Mỹ đang tiến hành cuộc chiến thông tin chống lại Nga với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông.
Tuệ Minh
13:00 | 18/01/2024
15:00 | 18/12/2023
14:00 | 30/11/2023
13:00 | 17/10/2024
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wifi công cộng tại các sân bay hay quán cafe.
14:00 | 11/10/2024
Theo báo cáo từ Bloomberg và Reuters, Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng nhắm vào Công ty truyền thông nhà nước Nga VGTRK và làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này. Điều đáng chú ý, cuộc tấn công mạng diễn ra đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 72 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
16:00 | 27/09/2024
Chiều ngày 27/9, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin. Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm đã tham dự và chủ trì Hội nghị.
14:00 | 24/09/2024
Một tác nhân đe dọa chưa được ghi nhận trước đây đã nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất máy bay không người lái ở Đài Loan trong chiến dịch tấn công mạng bắt đầu vào năm 2024.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Dự án siêu trung tâm dữ liệu AI do Nvidia và tỷ phú Mukesh Ambani khởi xướng được kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ thành một trung tâm công nghệ AI hàng đầu thế giới, sánh ngang với Thung lũng Silicon.
07:00 | 07/11/2024