Tham dự Tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương; Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), cùng hơn 40 đại diện lãnh đạo từ các Bộ, Ban, ngành trung ương và các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán… tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sự thay đổi trong phương thức hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xu hướng đẩy nhanh số hóa các quy trình kinh doanh, gia tăng sử dụng các thiết bị di động và IoT, mở rộng điện toán đám mây đang khiến các tổ chức/doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin. Đồng thời, sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ, giao dịch trực tuyến và môi trường làm việc từ xa cũng mang đến nhiều mối nguy hiểm mới về an toàn, an ninh mạng.
Mục đích của Tọa đàm là tạo ra diễn đàn cho các lãnh đạo công nghệ thông tin và an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số và tăng cường năng lực tổ chức ứng phó để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng, đồng thời tăng cường khả năng phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, Ban kinh tế Trung ương muốn lắng nghe ý kiến của Bộ thông tin và Truyền thông, các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp tập trung vào các nhóm nội dung như sau:
Thứ nhất, qua quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an ninh, an toàn mạng, các bộ, ban, ngành có những đề xuất gì để hoàn thiện thêm các cơ chế, chính sách cụ thể, để quá trình thực hiện các chủ trương, triển khai các nghị quyết của Đảng, các chiến lược kế hoạch được ban hành, các chương trình hành động của Chính phủ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, Tọa đàm là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp đang triển khai, cùng các đơn vị cung cấp các dịch vụ về bảo đảm an toàn, an ninh mạng và các cơ quan quản lý nhà nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm có những phối hợp, chuẩn bị tốt nhất.
Thứ ba, Ban kinh tế Trung ương sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo đánh giá 2 năm, cũng như để chuẩn bị khởi động các hoạt động phục vụ cho việc xây dựng đề án năm 2022 trình Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương chính sách công nghiệp hóa, điện đại hóa đến năm 2030 tầm nhìn 2045, trong đó an toàn, an ninh mạng là ngành đáng quan tâm.
Phát biểu chào mừng Tọa đàm, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, bên cạnh những thuận lợi, công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản, khó khăn mà các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt. Rào cản thứ nhất với chuyển đổi số nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là tư duy và thói quen cũ. Rào cản thứ 2 là hành lang pháp lý. Rào cản thứ 3 là nhân sự và chuyên gia tham gia chuyển đổi số. Tuy nhiên, rào cản cuối cùng và cũng là quan trọng nhất đối với vấn đề này là niềm tin số. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn này là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng, từ đó thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Phiên tọa đàm dưới sự điều phối của ông Trần Quang Hưng, Giám đốc NCSC đã giúp các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm về các nội dung như nhận diện các nguy cơ lừa đảo, gian lận trong các giao dịch trực tuyến, hợp tác giữa các tổ chức/doanh nghiệp trong phòng ngừa và phát hiện các mối đe dọa an toàn thông tin, xây dựng và diễn tập ứng cứu các sự cố an toàn thông tin và đề xuất, khuyến nghị chính sách, chiến lược nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đảm bảo an toàn thông tin doanh nghiệp.
Phát biểu tổng kết Tọa đàm, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết, Cục An toàn thông tin dự kiến trong tháng 9/2021 sẽ thành lập một số trung tâm chia sẻ an toàn thông tin của các lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân hàng, năng lượng, chính phủ điện tử. Theo ông, cần tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin về an toàn thông tin giữa Cục An toàn thông tin, các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam với các đơn vị chuyên trách an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn lớn của Việt Nam. Ông kêu gọi các doanh nghiệp đã có những hạ tầng thu thập, phân tích dữ liệu tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu an toàn thông tin cho cộng đồng thông qua Cục An toàn thông tin.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Chiến lược An toàn không gian mạng quốc gia để tạo lập niềm tin số và bảo đảm an toàn không gian mạng lành mạnh, rộng khắp, an toàn. Bộ dự kiến khẩu hiệu hành động chiến lược là “An toàn, không gian mạng cho tất cả”. Niềm tin số là điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số quốc gia. Đây là mục tiêu là sứ mệnh và cũng là không gian phát triển mới cho những người làm an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong thời đại chuyển số.
Trong khuôn khổ Tọa đàm, đã diễn ra lễ ra mắt nền tảng điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng của VCS (VCS-CyCir) - là chìa khóa giúp nâng cao hiệu quả quá trình vận hành, phản ứng sự cố an toàn thông tin cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. VCS-CyCir có quy trình tích hợp hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ tham gia thành một bộ giải pháp hoàn chỉnh, với khả năng tự động hóa các công việc lặp lại, giản lược tối đa các cảnh báo trung lập thay vì xử lý thủ công. VCS-CyCir giúp tự động hóa, tối ưu thời gian, chi phí, hiệu quả với tính năng playbook và workflow, giúp giảm thiểu thời gian điều tra; hỗ trợ trích xuất các báo cáo và bảng điều khiển chuyên biệt cho các lớp người dùng của tổ chức….
T.U
09:00 | 16/12/2020
14:00 | 14/10/2020
15:00 | 19/01/2022
16:18 | 17/09/2015
17:00 | 10/09/2021
13:00 | 09/10/2024
Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, từ đại dịch covid-19 gây ra gián đoạn sản xuất, gián đoạn các tuyến vận tải biển do cướp biển hoặc thời tiết khắc nghiệt, cho đến các lệnh trừng phạt kinh tế, tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh ảm đạm cho hệ thống cung ứng toàn cầu.
17:00 | 30/08/2024
Thời gian qua, khoa học công nghệ, mạng Internet đang ngày một phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đem lại, không gian mạng cũng đặt ra những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác bảo đảm an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
14:00 | 23/08/2024
Trong thời đại số, dữ liệu cá nhân đã trở thành "mỏ vàng" của tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân chính là góp phần giảm thiểu các rủi ro cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là sự chung tay của toàn xã hội để xây dựng một không gian mạng an toàn và bền vững.
07:00 | 07/08/2024
Hiện nay, an ninh mạng (ANM) có tác động quan trọng đến vận mệnh của các quốc gia. Các quốc gia đều phải đối mặt với thách thức ANM, nhất là vấn đề xác định mối quan hệ giữa năng lực không gian mạng với tiềm lực sức mạnh quốc gia trong khi thế giới lại thiếu vắng các cơ chế quản trị ANM toàn cầu và các quy tắc, quy chuẩn ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong không gian số.