Những tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sử dụng trong các ứng dụng như WhatsApp, iMessage hay Facebook Messenger nhằm bảo mật nội dung tin nhắn của người dùng. Nhờ giải pháp mã hóa mà ngay cả các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cũng không thể đọc được nội dung của tin nhắn, dẫn đến việc các cơ quan thực thi pháp luật không thể kiểm soát nội dung tin nhắn.
Theo báo cáo của Tạp chí Forbes, các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã họp bàn vào cuối tháng 6/2019 để thảo luận về việc có nên ban hành luật cấm các công ty công nghệ sử dụng hình thức mã hóa đầu cuối hay không. Nhận định của Tờ báo Politico (Mỹ) cho rằng, động thái này sẽ là một sự đối đầu giữa Chính quyền Mỹ và Thung lũng Silicon. Khi các công ty công nghệ ra sức tăng cường bảo mật thông tin người dùng, thì Chính quyền Mỹ lại muốn kiểm soát và theo dõi nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khi chúng chưa xảy ra.
Trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, việc mã hóa tin nhắn của các công ty công nghệ được cho là gây ra nhiều khó khăn cho các nhà chức trách trong việc điều tra theo dõi khủng bố, tội phạm ma túy và buôn bán trẻ em. Ứng dụng Wechat của Trung Quốc được đưa ra là ví dụ. Do ứng dụng này không có mã hóa đầu cuối, nên Chính phủ Trung Quốc có thể theo dõi và giám sát các tin nhắn, đưa ra biện pháp trừng phạt ngay lập tức đối với hành vi sai trái.
Một đại diện của FBI cho rằng, việc bắt tội phạm và khủng bố cần được ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi việc loại bỏ mã hóa dẫn tới rủi ro bị tin tặc tấn công và đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên Bộ Thương mại phản đối, chỉ ra những hậu quả đối với nền kinh tế, ngân hàng và ngoại giao khi tin nhắn không được mã hóa.
Phản hồi từ các công ty Apple, Google, Microsoft và Facebook là rõ ràng, rằng việc cấm mã hóa sẽ làm suy yếu hệ thống, tạo ra những lỗ hổng bảo mật, làm tăng rủi ro bị tấn công hoặc bị lợi dụng. Theo CEO Mark Zuckerberg của Facebook, tương lai của truyền thông là các dịch vụ riêng tư, được mã hóa, nơi người dùng có thể tin tưởng rằng những gì họ nói với nhau đã được bảo mật.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có vẻ không đồng ý với điều này. Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng động thái này cho thấy Chính phủ Mỹ vẫn muốn loại bỏ bức tường mã hóa của các công ty công nghệ, nhằm nắm quyền kiểm soát toàn bộ những gì được truyền tải trên mạng Internet.
M.C
20:00 | 16/06/2019
07:00 | 20/05/2022
08:00 | 13/06/2019
11:00 | 27/06/2019
15:00 | 28/11/2019
08:00 | 27/11/2019
07:00 | 09/11/2021
15:00 | 14/03/2025
Trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đề xuất các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được yêu cầu chụp ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân làm yếu tố xác thực tài khoản.
17:00 | 18/12/2024
Ngày 30/11/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 107/2024/TT-BQP quy định quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Thông tư mới này sẽ thay thế Thông tư số 56/2020/TT-BQP ngày 05/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong Bộ Quốc phòng.
16:00 | 06/12/2024
Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam được gọi là Vietnam Research and Development Center (VRDC), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
11:00 | 05/12/2024
Trong bối cảnh cạnh tranh chip toàn cầu ngày càng gay gắt, Hàn Quốc quyết định rót thêm 10 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn, khẳng định vị thế dẫn đầu.