Cụ thể, theo số liệu thống kê từ hệ thống theo dõi, cảnh báo của Trung tâm Công nghệ thông tin và giám sát an ninh mạng, trong số 21.636 sự cố tấn công mạng được phát hiện trong quý I/2021, có 14.012 lượt tấn công truy cập trái phép, 5.486 sự cố khai thác lỗ hổng, 2.023 lượt sự cố liên quan đến mã độc, 59 tấn công từ chối dịch vụ, các hình thức tấn công khác là 56 lượt. Tổng số sự cố tấn công quý I/2021 đã giảm 78,07% so với quý I/2020.
Các cuộc tấn công truy cập trái phép là 14.012 lượt giảm 75,47% so với quý I/2020 là 57.138 và chiếm 64,76% trong các sự cố tấn công mạng. Đây là một trong những hình thức tấn công phổ biến, thông dụng của tin tặc. Khi các dịch vụ, ứng dụng được công khai trên Internet, tin tặc sử dụng các loại hình dò quét, dự đoán về tài khoản truy cập, trong đó chủ yếu là sử dụng hình thức tấn công vét cạn để truy cập bất hợp pháp nhằm chiếm quyền điều khiển hoặc đánh cắp các thông tin, dữ liệu.
Nhờ các biện pháp an ninh mạng được áp dụng phổ biến hơn trước mà các cuộc tấn công đã giảm đi đáng kể, cụ thể quý I/2021 có 5.846 lỗ hổng bị khai thác, chiếm 25,36% và giảm 81,06% so với quý I/2020.
Cùng trong quý I/2021, có 2.023 số cuộc tấn công bằng mã độc xảy ra, chiếm 9,35% tổng số các cuộc tấn công. So với quý I/2020 thì đã giảm 57,31%. Các chuyên gia cảnh báo, đây là những hình thức tấn công nguy hiểm, tinh vi, phức tạp gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho các hệ thống công nghệ thông tin. Tin tặc lợi dụng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức chủ yếu là phát tán mã độc qua hệ thống thư điện tử và chia sẻ trực tuyến. Đối với nguy cơ tấn công mạng này, người dùng cần hết sức cảnh giác với thư điện tử không rõ nguồn gốc; có dấu hiệu, nội dung đáng ngờ (đính kèm file), không tải các tập tin lạ từ thư điện tử...
Các hình thức tấn công khác cũng giảm đi rất nhiều, chỉ có 56 cuộc tấn công xảy ra chiếm 0,26% chỉ bằng 0,94% so với quý I/2021 là 5.908 cuộc. Tuy nhiên, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ lại tăng lên 256,52% so với quý I/2021.
Theo hướng tích cực thì sự cố tấn công vào các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên trong năm 2021, tình hình an toàn thông tin được dự đoán sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Với sự phát triển nhanh chóng về khoa học - công nghệ, số hoá, sẽ xuất hiện nhiều loại hình tấn công mạng mới nhằm vào các hệ thống thông tin trọng yếu. Do vậy, việc giám sát an toàn thông tin luôn đòi hỏi kịp thời phát hiện cảnh báo và phối hợp xử lý đã giúp cho hệ thống tránh khỏi những nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin.
Mai Hương
09:00 | 04/05/2023
13:00 | 13/05/2021
13:00 | 14/05/2021
17:00 | 07/04/2021
09:00 | 18/03/2021
08:00 | 12/03/2021
17:00 | 29/11/2024
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giảm chi phí giao dịch, thay đổi ngành dịch vụ, thúc đẩy thương mại liên quan đến AI và định hình lại lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
10:00 | 15/11/2024
Ngày 14/11, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024. Thời gian diễn tập thực chiến diễn ra từ ngày 14 - 19/11/2024.
16:00 | 01/11/2024
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
12:00 | 21/10/2024
Báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10 đã nêu bật những thách thức và rủi ro đối với ngành truyền thông từ việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Sau phán quyết của tòa án về hành vi độc quyền của Google, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công ty này phải tách rời trình duyệt Chrome.
11:00 | 29/11/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức các hoạt động tri ân tại tỉnh Quảng Ninh.
09:00 | 14/11/2024
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giảm chi phí giao dịch, thay đổi ngành dịch vụ, thúc đẩy thương mại liên quan đến AI và định hình lại lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
17:00 | 29/11/2024