Các nhà nghiên cứu tại Cyble cho biết điều đặc biệt ở mã độc tống tiền AXLocker là nó không những chỉ mã hóa các tệp dữ liệu mà còn đánh cắp token Discord của người dùng. Điều này khiến dòng mã độc này càng trở nên nguy hiểm hơn.
Khi người dùng đăng nhập vào Discord bằng thông tin đăng nhập của họ, nền tảng này sẽ gửi lại token xác thực được lưu trên máy tính. Sau đó, token này có thể được sử dụng để đăng nhập với tư cách là người dùng hoặc để đưa ra các truy vấn API truy xuất thông tin về tài khoản liên kết. Các tin tặc thường cố gắng đánh cắp các token này bởi từ đó có thể chiếm đoạt tài khoản hoặc lạm dụng để thực hiện các cuộc tấn công nguy hiểm hơn nữa.
Hiện nay, Discord đã trở thành nền tảng được ưa chuộng dành cho cộng đồng NFT và tiền điện tử, khiến nó trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công. Việc đánh cắp token của người kiểm duyệt hoặc thành viên đã được xác minh khác có thể cho phép tin tặc tiến hành các cuộc tấn công lừa đảo và đánh cắp dữ liệu tài chính của người dùng.
Sau khi thực thi, AXLocker sẽ tự ẩn mình bằng cách sửa đổi các thuộc tính của tệp và gọi hàm startencryption() để mã hóa các tệp.
Hàm chức năng chính của AXLocker
Hàm startencryption() chứa mã để tìm kiếm tệp bằng cách liệt kê các thư mục khả dụng trong ổ C:\. Nó tìm kiếm các phần mở rộng tập tin nhất định để mã hóa và loại trừ các thư mục cụ thể.
Phần mở rộng tệp tin để mã hóa (trái) và các thư mục bị loại trừ mã hóa (phải)
Tiếp theo, mã độc AXLocker gọi hàm ProcessFile, hàm này sẽ tiếp tục thực thi hàm EncryptFile với tên tệp làm đối số để mã hóa các tệp hệ thống của nạn nhân. Khi mã hóa một tệp, AXLocker sử dụng thuật toán AES để mã hóa.
AXLocker tìm kiếm và mã hóa tệp tin
Các nhà nghiên cứu của Cyble phát hiện AXLocker không thay đổi tên tệp hoặc phần mở rộng sau khi mã hóa. Hình ảnh dưới đây cho thấy tệp mã hóa của AXLocker sau khi lây nhiễm thành công trên máy nạn nhân.
Tệp tin bị mã hóa bởi AXLocker
Sau khi mã hóa các tệp của nạn nhân, AXLocker sẽ thu thập và gửi một số thông tin nhạy cảm như tên máy tính, tên người dùng, địa chỉ IP, chi tiết hệ thống, dữ liệu được lưu trữ trong trình duyệt và token Discord đến kênh Discord của tin tặc.
Lọc thông tin chi tiết bị đánh cắp của nạn nhân
Để đánh cắp token Discord, AXLocker sẽ quét các thư mục sau để tìm và trích xuất token bằng cách sử dụng các biểu thức thông thường:
Mã độc này sử dụng biểu thức chính quy để tìm token Discord trong các tệp lưu trữ cục bộ và lưu vào một danh sách, sau đó gửi chúng đến máy chủ Discord cùng với thông tin khác bằng URL webhook: hxxps://discord[.]com/api/webhooks/1039930467614478378/N2J80EuPMXSWuIBpizgDJ-75[Redacted]DJimba7xriJVmtb14gUP3VCBBZ0AZR
Hàm chức năng để đánh cắp token Discord của AXLocker
Cuối cùng, nạn nhân nhận được một pop-up có nội dung đòi tiền chuộc, thông báo rằng dữ liệu của họ đã bị mã hóa và cách thức liên hệ để trả tiền chuộc. Các nạn nhân sẽ có 48 giờ để liên hệ với các tin tặc bằng ID nạn nhân của họ, nhưng số tiền chuộc không được đề cập trong ghi chú.
Ghi chú đòi tiền chuộc
Để chủ động phòng tránh và ngăn chặn AXLocker cũng như các dòng mã độc tống tiền khác, người dùng nên thực hiện một số thao tác sau:
Hồng Đạt
11:00 | 11/11/2022
10:00 | 15/12/2022
10:00 | 10/04/2024
09:00 | 13/12/2022
12:00 | 23/09/2022
14:00 | 14/12/2022
09:00 | 12/09/2022
10:00 | 28/08/2023
10:00 | 22/12/2022
12:00 | 30/06/2022
16:00 | 25/09/2024
Sáng 25/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) phối hợp cùng một số cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức khai mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hệ thống công nghệ thông tin tại Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2024.
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
09:00 | 05/09/2024
Trong 02 ngày 07-08/9/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6 năm 2024. Đây là Hội thảo thường niên của Trường UEC Nhật Bản tổ chức về tin học, điện tử viễn thông và định hướng hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
10:00 | 30/08/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra thông báo đáng chú ý về tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam. Trong tuần qua, đã có tới 582 trường hợp lừa đảo được người dùng Internet Việt Nam phản ánh qua hệ thống của đơn vị này. Đáng lo ngại, nhiều vụ lừa đảo đã giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp lớn và uy tín như các mạng xã hội, ngân hàng, dịch vụ thư điện tử... nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản của người dùng.
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024