Toàn cảnh khóa học
Lý thuyết mã hóa được phát minh từ những năm 40 của thế kỷ 20, để bảo vệ dữ liệu khỏi nhiễu trên đường truyền. Đến nay, ngoài ứng dụng trong mạng truyền thông, lý thuyết này còn được ứng dụng rộng rãi và rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử như lưu trữ dữ liệu, bộ nhớ và bộ nhớ đệm, mật mã, truy vấn thông tin riêng tư và điện toán phân tán. Nguyên lý cơ bản của lý thuyết mã hóa là sử dụng sự dư thừa thông tin để giảm lỗi cho các hệ thống thông tin hoặc tăng năng suất hoạt động của chúng. Bài toán đặt ra là làm sao thiết kế sự dư thừa thông tin này một cách thông minh để tối ưu nhiều tiêu chuẩn hoạt động cùng một lúc.
Tại khóa học, diễn giả là các giảng viên, nhà nghiên cứu về Lý thuyết mã hóa đến từ nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến: Giáo sư Eitan Yaakobi (Học viện Công nghệ Israel, Israel), Tiến sĩ Đậu Sơn Hoàng (Đại học RMIT, Australia), Tiến sĩ Vũ Văn Khu (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và Tiến sĩ Trần Thị Lượng (Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ). Nội dung của khóa học tập trung vào một số ứng dụng quan trọng nhất của kỹ thuật mã hóa trong hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán, bộ nhớ flash và bộ nhớ race-track; điện toán phân tán và mật mã.
Mục tiêu của khóa học là cung cấp kiến thức nền tảng về Lý thuyết mã hóa cho đối tượng là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Đây được coi là môt trong những hoạt động vì cộng đồng của VIASM, nhằm tạo cầu nối cho các nghiên cứu viên trong nước và quốc tế, đồng thời là diễn đàn chia sẻ những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu và sinh viên muốn tiếp tục học tập ở nước ngoài. Cùng với đó, khóa học cũng bàn về các bài toán mở hiện đang được cộng đồng nghiên cứu quan tâm. Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp phát triển những hướng đi cho những nghiên cứu sau này.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là một tổ chức khoa học và công nghệ công lập đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học. VIASM được thành lập năm 2010, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với nhiệm vụ chính là nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các nhà toán học Việt Nam đang làm việc ở các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước. Bên cạnh đó, VIASM cũng có nhiệm vụ làm hạt nhân cho việc vận hành Chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển toán học 2011-2020.
Hình thức hoạt động chính của VIASM là tổ chức các nhóm chuyên môn, tập hợp các nhà khoa học ở trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng như những chuyên gia nước ngoài có uy tín trong cùng một lĩnh vực đến làm việc ngắn hạn ở Viện. Phối hợp với Chương trình trọng điểm, VIASM thường xuyên tổ chức các trường hè, các khoá đào tạo ngắn hạn và các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học cho công chúng.
Để biết thêm chi tiết về các hoạt động của VIASM trong năm, bao gồm các khóa học ngắn hạn miễn phí, bạn đọc vui lòng truy cập tại đây.
Thảo Uyên
15:00 | 18/03/2019
10:00 | 14/05/2019
14:00 | 14/02/2019
14:00 | 20/11/2018
16:00 | 01/11/2023
Ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Ban Cơ yếu Chính phủ với Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) để bàn về chương trình hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
09:00 | 25/10/2023
Trong 02 ngày 24 - 25/10, tại Hà Nội, Ngày hội Công nghệ Quốc tế FPT năm 2023 (FPT Techday 2023) với chủ đề “Kiến tạo hạnh phúc” được tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 2.500 doanh nghiệp trên toàn cầu, cùng nhiều diễn giả, chuyên gia công nghệ. Sự kiện năm nay còn trở nên đặc biệt khi diễn ra vào dịp FPT kỷ niệm 35 năm thành lập và phát triển với nhiều hoạt động công nghệ phong phú và đặc sắc.
10:00 | 15/09/2023
Mới đây, Microsoft đưa ra thông báo, công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nếu người dùng bị kiện vì vi phạm bản quyền khi sử dụng dịch vụ AI Copilot của công ty.
15:00 | 03/09/2023
Những năm gần đây, sản xuất chip điện tử đã nổi lên là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong nền kinh tế hiện đại, con chip dù kích thước siêu nhỏ nhưng đóng vai trò huyết mạch như chiếc “chìa khoá” mở ra đột phá công nghệ trong tương lai. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất với ngành sản xuất chip hiện nay chính là cuộc chiến không có hồi kết giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bài báo sau sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về cuộc chiến trong lĩnh vực chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Buổi gặp mặt báo chí giới thiệu về Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào – Campuchia lần thứ nhất. Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt. Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng; Đại tá Nguyễn Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại và Đại tá Lê Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quân y/TCHC cùng tham gia cung cấp thông tin cho các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
11:00 | 01/12/2023
Ngày 27/11, các hướng dẫn bảo mật về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) và Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Vương quốc Anh (NCSC) công bố với sự thông qua của 16 quốc gia khác.
10:00 | 06/12/2023