Xây dựng và duy trì kênh liên lạc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Trong cuộc diễn tập ASEAN - Nhật Bản, có khoảng 28 nhóm tham gia diễn tập đến từ Nhật Bản và 10 nước ASEAN và các nhóm này theo quy định duy trì liên lạc với nhau thông qua nhiều kênh như email, điện thoại cố định, điện thoại di động, fax và cả thư tay.
Việc duy trì liên lạc giữa các bên liên quan khi có sự cố máy tính xảy ra đóng vai trò quan trọng, cho nên cần quy định: Các đầu mối liên lạc của các bên sẽ liên lạc với nhau theo các hình thức nào, làm thế nào để xác thực và bảo mật thông tin; Khi các ISP ghi nhận thông tin liên quan đến sự cố thì liên lạc với nạn nhân và các cơ quan hữu trách như thế nào.
Để ứng cứu sự cố máy tính hiệu quả, cần xây dựng một ban điều hành với việc phân công trách nhiệm của từng đơn vị một cách rõ ràng, phù hợp. Ban điều hành này có nhiệm vụ xác định quy trình sẽ tuân thủ khi sự cố xảy ra và dự kiến các kịch bản có thể xảy ra.
Sự hợp tác của khách hàng – mối lo ngại của các ISP
Trong sự cố một số báo điện tử Việt Nam bị tấn công DDoS hồi đầu tháng 7/2013, các báo điện tử chỉ thông báo cho ISP để cùng phối hợp xử lý. Đến khi ISP cũng không thể khắc phục sự cố mới nhờ đến sự hỗ trợ của VNCERT vì lo ngại rằng VNCERT sẽ công bố các thông tin này và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Đại diện của Công ty VDC chia sẻ, khi VNCERT gửi cảnh báo đến ISP, ISP đã gửi cảnh báo đến khách hàng yêu cầu bóc gỡ mã độc. Một số khách hàng có thái độ không hợp tác và sau một số lần cảnh báo, VDC phải ngừng cung cấp dịch vụ. Nhưng đây không phải giải pháp hay vì khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ của ISP khác, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ISP.
Theo VNCERT, trong trường hợp website của khách hàng bị phát tán mã độc và bị giả mạo, khách hàng là nạn nhân. Nhưng khi ISP yêu cầu khách hàng bóc gỡ mã độc mà khách hàng từ chối thì khách hàng đã vi phạm Luật Hình sự vì tội đã “tham gia” phát tán mã độc.
14:00 | 27/09/2021
16:00 | 04/04/2022
20:00 | 13/04/2022
15:00 | 10/01/2025
Theo báo cáo từ khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm vừa qua.
07:00 | 02/12/2024
GenAI hay AI tạo sinh đang nhanh chóng thay đổi quy trình phát triển phần mềm bằng cách tự động hóa các tác vụ mà trước đây các nhà phát triển phải mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày để hoàn thành, giúp tăng cường hiệu quả và năng suất. Thế nhưng, nhiều tổ chức cho rằng chính vì sự phụ thuộc vào GenAI có thể gây ra một số mối lo ngại đối với các nhà phát triển phần mềm và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật.
07:00 | 07/11/2024
Apple đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng trên toàn cầu tham gia "cuộc săn" lỗi bảo mật trong hệ thống AI đám mây của mình với phần thưởng hấp dẫn lên đến 1 triệu USD.
07:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
Vụ bắt cóc các diễn viên Trung Quốc tại biên giới Thái Lan - Myanmar xảy ra gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tình cảm, dụ dỗ sang nước ngoài làm việc.
09:00 | 24/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025
Trân trọng kính mời các chuyên gia, các cán bộ giảng dạy, nhà nghiên cứu tham gia viết bài cho Hội thảo Khoa học quốc gia “Khoa học tự nhiên và Ứng dụng trong thời đại số” do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên và Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức. Hội thảo dự kiến tổ chức vào ngày 06/6/2025 tại Hà Nội.
16:00 | 22/01/2025