Hệ mật AEGIS được đề xuất bởi hai nhà nghiên cứu Hongjun Wu và Bart Preneel. Hệ mật AEGIS có thể được sử dụng cho bảo mật dữ liệu giao tiếp ở tầng mạng do khả năng bảo mật các gói tin mà không mã hóa tiêu đề của chúng. AEGIS có 3 phiên bản là AEGIS-128, AEGIS-256 và AEGIS-128L cụ thể như Bảng 1.
Bảng 1: Các tham số của một số phiên bản trên hệ mật AEGIS
Hệ mật AEGIS được đánh giá cao do có thiết kế đơn giản và hiệu quả, trong đó có sử dụng lại hàm vòng của thuật toán AES [6]. Hình 1 thể hiện 4 giai đoạn chính trong quá trình mã hóa của AEGIS-128.
Hình 1. Mã hóa trong AEGIS-128
Theo đó, quá trình mã hóa cơ bản dựa trên 4 khối cập nhật trạng thái (State update) có cơ chế hoạt động như nhau, cụ thể sẽ được trình bày như dưới đây.
Trong giai đoạn khởi tạo, các thành phần như: khóa (Key), vector khởi tạo (IV) và 02 giá trị hằng (const0, const1) được cấp làm đầu vào hàm cập nhật trạng thái. Giai đoạn xử lý dữ liệu liên kết, hàm cập nhật trạng thái lấy dữ liệu vào là đầu ra của giai đoạn khởi tạo và dữ liệu liên kết (AD). Giai đoạn mã hóa, bản thông báo (M) được chia thành các khối 16 byte (128 bit) để cấp vào cho hàm cập nhật trạng thái, bản mã (ciphertext) được tạo ra bằng các phép XOR bản thông báo rõ với trạng thái đầu ra của hàm cập nhật trạng thái. Tại giai đoạn cuối, nhãn xác thực được tạo từ 16 byte cuối (từ byte thứ 64 đến 80) của hàm cập nhật trạng thái với đầu vào là độ dài của dữ liệu liên kết (ADlen) kết hợp với độ dài bản thông báo (Mlen) và đầu ra của hàm trạng thái giai đoạn mã hóa.
Để đọc tiếp bài báo, kính mời độc giả truy cập tại đây.
Nguyễn Như Chiến, Lê Hải Hường
10:00 | 11/02/2021
14:00 | 14/01/2021
16:00 | 31/03/2020
09:00 | 02/02/2022
16:00 | 09/12/2020
10:00 | 24/02/2021
14:00 | 16/10/2021
Các máy tính trong mạng máy tính độc lập (Air - Gapped) được tách biệt về mặt vật lý khỏi hệ thống các mạng Internet và mạng local, được cho là cách an toàn nhất và rất khó để xâm nhập. Air - Gapped là đối tượng nghiên cứu trong nhiều năm của các chuyên gia bảo mật để tìm hiểu, xây dựng các kịch bản tấn công cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp giúp bảo đảm an toàn thông tin cho các dữ liệu trên hệ thống mạng máy tính nói trên.
14:00 | 19/05/2021
CSKH-02.2020. Abstract—The block ciphers modes of operation with internal rekeying mechanisms, used during the encryption of a message to increase their security, have been a subject of analysis in recent years. In this paper, we will analyze the randomness of the sequences generated by two of these modes of operation, which also will be used in the generation of pseudo-random numbers.
16:00 | 09/12/2020
Trong các cuộc tuyển chọn công khai thì tất cả các thuật toán mật mã công bố đều được kiểm tra trước các tấn công thám mã để xác định sự an toàn. Đồng thời, thông qua các phép đo hiệu suất, diện tích vùng thiết kế, tốc độ và điện năng tiêu thụ của phần cứng thực thi để xác định sức mạnh của từng thuật toán. Phép đo hiệu suất giúp xác định miền ứng dụng của thuật toán. Tài nguyên phần cứng thấp cho phép dùng chip nhỏ hơn, đồng thời miền ứng dụng sẽ rộng hơn, kéo theo đó là điện năng tiêu thụ thấp hơn. Thuật toán tốt sẽ đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả. Bài báo này trình bày kết quả thực thi một số thuật toán mật mã có xác thực hạng nhẹ dùng cho thẻ thông minh.
18:00 | 26/09/2019
Sáng ngày 26/9/2019, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội thảo về mật mã dân sự năm 2019 với chủ đề “Quản lý và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phục vụ Chính phủ điện tử”. Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và phát biểu khai mạc.