Công nghệ mới, thử thách mới
Khi công nghệ trở nên thông minh và nhanh chóng hơn thì các mối đe dọa cũng xuất hiện với tốc độ cao. Chẳng hạn, việc triển khai một lượng lớn các thiết bị di động thông minh sẽ giúp những thiết bị đó đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng, đồng thời xóa bỏ ranh giới giữa nhu cầu sử dụng thiết bị cho công việc và cá nhân và sẽ thúc đẩy những mô hình bảo mật CNTT mới trong năm 2011.
Hãng phân tích thị trường IDC ước tính, cho tới cuối năm 2010, lượng thiết bị di động thế hệ mới được bán ra thị trường tăng 55%. Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cũng đưa ra con số dự báo tương tự, đó là 1,2 tỉ người sẽ sử dụng điện thoại di động có chức năng kết nối Web. Mặc dù trước đây giới tội phạm mạng tỏ ra ít quan tâm tới các thiết bị di động, nhưng khi lượng thiết bị này tăng đột biến và nhiều nền tảng di động xuất hiện thì chắc chắn trong năm 2011, giới tin tặc sẽ nhằm vào các thiết bị di động, đồng thời các thiết bị này sẽ tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ làm mất mát dữ liệu nhạy cảm của người dùng.
Khoảng cách trong bảo vệ máy ảo
Một thách thức tương tự khác là việc triển khai rộng rãi công nghệ ảo hóa trong các tổ chức/doanh nghiệp. Mặc dù nhiều công ty hiện nay cho rằng thông tin và ứng dụng trong hạ tầng ảo hóa của họ được bảo vệ, nhưng các nhà quản trị CNTT sẽ phải đối mặt với một thực tế rằng mọi việc sẽ không còn như vậy trong năm 2011. Việc triển khai nhanh chóng, rời rạc và thiếu chuẩn hóa về hạ tầng ảo hóa sẽ làm phát sinh lỗ hổng trong quá trình bảo mật, sao lưu cũng như ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng cao của môi trường ảo hóa. Mặc dù ảo hóa làm giảm chi phí máy chủ, nhưng lại làm tăng chi phí quản lý và lưu trữ. Và nếu không có kế hoạch bảo vệ các môi trường đó, thì doanh nghiệp khó có thể có được tỷ suất hoàn vốn đầu tư cao.
Kiểm soát thông tin
Dữ liệu tăng nhanh đang ảnh hưởng xấu tới khả năng quản lý và phục hồi dữ liệu hiệu quả của doanh nghiệp. Năm 2011, các quản trị về lưu trữ phải giành lại khả năng kiểm soát thông tin, bỏ qua tâm lý “ôm đồm mọi thứ” và phân định rõ những thông tin nào là quan trọng nhất cho mục đích lưu trữ. Nếu không, chi phí lưu trữ sẽ tăng lên quá lớn, và các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thời gian phục hồi kéo dài và không thể tuân thủ các chuẩn quy định bao gồm quy định về tính riêng tư và dịch vụ tìm kiếm điện tử (e-Discovery).
Việc sử dụng truyền thông xã hội để mở rộng khả năng giao tiếp và nâng cao hiệu suất trong doanh nghiệp cũng ẩn chứa nhiều phức tạp. Mặc dù truyền thông xã hội tiếp tục thay đổi cách thức chúng ta phối hợp trong năm 2011, nhưng các tổ chức CNTT cũng sẽ cần phải hiểu rõ cách thức bảo vệ và quản lý những ứng dụng “phi chuẩn” này cho mục đích phát hiện và khôi phục thông tin kinh doanh đã được chuyển qua các kênh giao tiếp đó.
Thêm vào đó, khi dữ liệu được “di động hóa” và ít được quản lý tập trung hơn thì các nhà quản lý sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực này, nhất là trong năm 2011. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải triển khai các công nghệ mã hóa, đặc biệt là cho thiết bị di động.
Trung tâm dữ liệu thế hệ mới trong năm 2011
Trong khi các tổ chức/doanh nghiệp với những nguồn lực hạn chế, trong năm 2011 tiếp tục phải đối mặt với những đe dọa chuyên biệt và ngày càng thông minh hơn thì CNTT sẽ phải có hướng tiếp cận cải tiến và mang tầm chiến lược cao hơn để giải quyết những vấn đề này. Trong khi phần mềm tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới, năm 2011 sẽ đón nhận những phương thức cung cấp thông tin mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đơn giản hóa các hoạt động CNTT. Điện toán đám mây, các dịch vụ lưu ký và các thiết bị là những ví dụ cho các phương thức cung cấp ngày càng hấp dẫn, giúp thay đổi hình thức sử dụng trung tâm dữ liệu hiện nay bằng việc tạo khả năng triển khai linh hoạt và dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp.
Các tổ chức/doanh nghiệp sẽ tận dụng được ưu thế của đám mây riêng và đám mây công cộng khi chúng trở nên phổ biến hơn trong những năm tới. Các công cụ tương quan cũng sẽ xuất hiện giúp quản lý môi trường lưu trữ mới và phức hợp này, đồng thời giúp các nhà quản trị CNTT hiểu và nắm giữ thông tin rõ hơn về dữ liệu không cấu trúc nằm trong môi trường đó. Điều này cho phép bộ phận CNTT có thể tối ưu lợi ích của công nghệ điện toán đám mây. Khi khách hàng lựa chọn các dịch vụ tin nhắn đám mây, họ có thể giảm chi phí phát hiện sự cố bằng việc giữ lại các bản lưu trữ tại chỗ (in- house). Hình thức lưu trữ đám mây “lai” này cho phép doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ truyền tin lưu ký trong khi vẫn giữ được thông tin lưu trữ tại máy chủ. Cách làm này giúp doanh nghiệp có thể kết hợp e- mail với các tài nguyên nội dung nội bộ như PST, IM và SharePoint có liên quan tới quy trình tìm kiếm thông tin.
15:00 | 02/06/2020
16:00 | 29/11/2024
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin tổ chức thành công Hội thảo - Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024”. Công ty Mi2 đã đồng hành cùng chương trình với cương vị là Nhà tài trợ Bạc cùng Trellix mang đến những giải pháp bảo mật hệ thống thông tin trước tình hình tấn công có chủ đích APT cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
09:00 | 08/11/2024
Cuối tháng 10 vừa qua, Qualcomm và Google công bố hợp tác chiến lược, tích hợp AI tạo sinh vào buồng lái kỹ thuật số. Sắp tới, chiếc xe sẽ không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là một trợ lý ảo thông minh, có thể trả lời mọi câu hỏi, điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà và thậm chí là sáng tác nhạc.
16:00 | 09/10/2024
Mới đây, Microsoft đã phát hành bản vá Patch Tuesday tháng 10/2024 để giải quyết 118 lỗ hổng bảo mật, bao gồm 5 lỗ hổng zero-day, trong đó có 2 lỗ hổng đang bị khai thác tích cực trên thực tế.
16:00 | 05/09/2024
Cơ quan bảo vệ dữ liệu Hà Lan (DPA) cho biết đã phát hiện Uber thu thập thông tin nhạy cảm của các tài xế châu Âu bao gồm bằng lái, dữ liệu vị trí, dữ liệu y tế và chuyển tới các máy chủ ở Mỹ mà không có biện pháp bảo vệ dữ liệu phù hợp.
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin tổ chức thành công Hội thảo - Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024”. Công ty Mi2 đã đồng hành cùng chương trình với cương vị là Nhà tài trợ Bạc cùng Trellix mang đến những giải pháp bảo mật hệ thống thông tin trước tình hình tấn công có chủ đích APT cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
16:00 | 29/11/2024