Bộ giải pháp Bảo vệ Dữ liệu Toàn diện cho tổ chức/doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên quý báu, đóng vai trò quan trọng trong quản lý thông tin và phát triển kinh doanh. Việc bảo vệ dữ liệu trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của các cuộc tấn công mạng đã đặt ra nhiều thách thức lớn về việc bảo vệ dữ liệu.
Bảo mật dữ liệu toàn diện không chỉ là một yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro mà còn là một phần không thể thiếu của chiến lược tổng thể để đảm bảo sự thành công và bền vững của tổ chức/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay, làm việc từ xa đang ngày càng phổ biến cũng dẫn đến việc gia tăng số lượng người dùng phân tán, đồng thời gia tăng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ không được cấp phép. Một số nguy cơ, rủi ro đối với dữ liệu quan trọng mà các tổ chức/doanh nghiệp thường gặp phải có thể kể đến như:
Thứ nhất: Các thiết lập yếu/ sai đối với dữ liệu và hệ thống lưu trữ dữ liệu
Các hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung đang thiết lập và phân quyền chưa đúng dẫn đến nhiều trường hợp dữ liệu quan trọng có thể bị truy cập bất hợp pháp hoặc vô tình bị rò rỉ.
Dữ liệu quan trọng trong suốt quá trình sử dụng có thể được lưu trữ ở các vị trí không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ bị truy cập bất hợp pháp.
Thứ hai: Các hành vi vô tình của người dùng
Người dùng có thể gián tiếp gây ra việc bị lấy cắp dữ liệu do không tuân thủ các nguyên tắc an toàn cơ bản như đặt mật khẩu dễ đoán, không đăng xuất tài khoản khi để để máy tính hoạt động trong thời gian dài... Đôi khi các dữ liệu đã được bảo vệ qua nhiều lớp, song vẫn có thể bị lộ lọt từ các lỗi vận hành của người dùng.
Các máy trạm bị lây nhiễm mã độc và các mã độc này âm thầm thực thi các hành vi xấu như: Truy cập vào các dữ liệu quan trọng, thu thập và gửi dữ liệu trái phép ra ngoài mà bản thân người sử dụng không biết.
Thứ ba: Các hành vi cố ý của người dùng
Hệ thống CNTT của tổ chức/doanh nghiệp khi áp dụng một số biện pháp bảo mật cũng sẽ hạn chế ít nhiều đến sự tự do của từng cá nhân. Vì vậy, một số người sẽ cố ý sử dụng một số biện pháp nhằm vượt qua các hệ thống bảo vệ. Các hành vi cố ý này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các kênh để dữ liệu nhạy cảm của tổ chức/doanh nghiệp bị lộ, lọt.
Một số người dùng bất mãn trong công ty có thể tìm cách truy cập và đánh cắp các thông tin nhạy cảm để mang ra ngoài.
Những nguy cơ gây thất thoát dữ liệu
Để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu của tổ chức/doanh nghiệp trước các nguy cơ bị khám phá cũng như bị thất thoát ra bên ngoài một cách bất hợp pháp, các tổ chức/doanh nghiệp cần được trang bị một giải pháp bảo mật dữ liệu tổng thể và giải pháp này phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu:
- Yêu cầu về việc nắm bắt và hiểu được dữ liệu: Dữ liệu đang lưu trữ ở đâu, gồm những dữ liệu gì,...;
- Yêu cầu về phân loại và gán nhãn cho dữ liệu: Phân loại và gán nhãn dữ liệu theo mức độ quan trọng;
- Yêu cầu về mã hóa đảm bảo tính bí mật cho dữ liệu: Mã hóa và kiểm soát người dùng truy cập vào dữ liệu;
- Yêu cầu về phòng chống thất thoát dữ liệu: Phát hiện và ngăn chặn các hành vi gây thất thoát dữ liệu ra bên ngoài;
- Yêu cầu về phát hiện đe dọa liên quan đến dữ liệu và xử lý: Giám sát, phân tích liên tục, định danh và xử lý các đe dọa liên quan đến dữ liệu quan trọng của tổ chức.
Năm yêu cầu về bảo mật dữ liệu
Để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu về bảo mật dữ liệu nói trên, mới đây công ty Mi2 JSC đã giới thiệu Bộ Giải pháp Bảo vệ dữ liệu toàn diện - Complete Data Protection Solution nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện cũng như vận hành bảo mật hiệu quả, tối ưu. Bộ Giải pháp Bảo vệ dữ liệu toàn diện - Complete Data Protection Solution bao gồm:
- Khám phá, kiểm kê dữ liệu (Varonis - Data Discover & Inventory): Thực thi kiểm kê và khám phá dữ liệu đã và đang lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ tập trung bao gồm đầy đủ từ dữ liệu nào, lưu trữ ở đâu, đang được phân quyền thế nào,… giúp dễ dàng nhận diện các dữ liệu của tổ chức/doanh nghiệp đang được lưu trữ cũng như định danh các rủi ro tiềm ẩn liên quan.
- Phân loại, đánh nhãn và chuẩn hóa dữ liệu (Fortra - Data Classification & Labeling): Thực thi phân loại, chuẩn hóa và gán nhãn dữ liệu dựa trên mức độ quan trọng của dữ liệu, dựa theo phòng ban sở hữu dữ liệu,… đảm bảo tính dễ dàng quản lý và đưa ra các biện pháp/chính sách bảo vệ dữ liệu một cách phù hợp nhất, đồng thời hỗ trợ tổ chức/doanh nghiệp đạt được các yêu cầu tuân thủ về ISO.
- Khả năng mã hóa và kiểm soát truy cập dữ liệu (Trellix - Data Encryption): Thực thi mã hóa dữ liệu, ngăn chặn việc truy cập/khám phá nội dung dữ liệu bất hợp pháp. Đảm bảo tính bí mật/riêng tư dữ liệu của tổ chức/doanh nghiệp.
- Khả năng giám sát, phát hiện và ngăn chặn thất thoát dữ liệu (Trellix - Data Loss Prevention): Giám sát, phân tích các hành vi truyền gửi dữ liệu, phát hiện và ngăn chặn các hành vi truyền gửi dữ liệu vi phạm chính sách bảo mật dữ liệu của tổ chức/doanh nghiệp, cảnh báo cho quản trị viên, lưu trữ bằng chứng vi phạm để điều tra và quy trách nhiệm.
- Khả năng giám sát liên tục, phát hiện các rủi ro, đe dọa và xử lý (Varonis - Data Security Posture Management): Giám sát liên tục các hành vi truy cập dữ liệu của người dùng, các thay đổi trong thiết lập về phân quyền, các log truy cập mức vành đai (web proxy, dns, vpn,…), phân tích tổng hợp liên tục và phát hiện các đe dọa liên quan đến dữ liệu, từ đó đưa ra biện pháp xử lý (tự động/thủ công).
Mi2 giới thiệu Bộ giải pháp bảo vệ dữ liệu toàn diện trong sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt nam 2023
Bảo vệ dữ liệu không chỉ đơn thuần là việc triển khai các biện pháp an ninh cơ bản như mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu và cập nhật phần mềm. Nó còn đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến việc quản lý quyền truy cập, đào tạo nhân viên về an ninh thông tin và triển khai các giải pháp an ninh tiên tiến như học máy và trí tuệ nhân tạo để phát hiện và ngăn chặn những hành động đe dọa. Việc bảo vệ thông tin không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn của tổ chức/doanh nghiệp mà còn giữ gìn uy tín và niềm tin từ phía khách hàng.
Bộ Giải pháp Bảo vệ dữ liệu toàn diện - Complete Data Protection Solution của Mi2 JSC hứa hẹn sẽ giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách hiệu quả, giúp xác định và bảo vệ các thông tin nhạy cảm, phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa, đồng thời triển khai tuân thủ và quản trị dữ liệu doanh nghiệp toàn diện. Quý độc giả quan tâm, vui lòng truy cập thông tin chi tiết tại đây.
Phạm Trang
16:00 | 04/12/2023
09:00 | 05/06/2023
11:00 | 31/03/2023
09:00 | 18/11/2024
Microsoft dường như đang có kế hoạch thay thế trợ lý AI Copilot bằng một cái tên mới Windows Intelligence. Thông tin này được phát hiện trong bản dựng Windows 11 mới nhất, báo hiệu một sự thay đổi lớn trong chiến lược AI của "gã khổng lồ" phần mềm.
14:00 | 16/10/2024
Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 vừa chính thức khởi động với sự tham gia của 248 đội thi đến từ 63 trường đại học thuộc 10 quốc gia ASEAN. Đây là lần thứ hai liên tiếp tất cả các nước ASEAN đều góp mặt, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của sân chơi trí tuệ này. Không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin (ATTT), cuộc thi còn là cơ hội để các sinh viên tài năng trong khắp khu vực thể hiện bản lĩnh và kỹ năng trong lĩnh vực an ninh mạng, hứa hẹn những cuộc tranh
07:00 | 14/10/2024
Theo cảnh báo từ các chuyên gia Công ty An ninh mạng Bkav, hiện có hai website giả mạo ứng dụng Zalo có địa chỉ là zaloweb.me và zaloweb.vn do tin tặc tạo ra để lừa người dùng với hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày.
10:00 | 10/10/2024
Gã khổng lồ công nghệ Google rót 1 tỷ USD vào Thái Lan, xây dựng trung tâm dữ liệu và mở rộng dịch vụ đám mây.
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin tổ chức thành công Hội thảo - Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024”. Công ty Mi2 đã đồng hành cùng chương trình với cương vị là Nhà tài trợ Bạc cùng Trellix mang đến những giải pháp bảo mật hệ thống thông tin trước tình hình tấn công có chủ đích APT cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
16:00 | 29/11/2024