Lỗ hổng chưa được vá
Lỗ hổng trong Office định danh CVE-2023-36884 các chuyên gia bảo mật Microsoft cho biết bản vá có thể được phát hành trước bản vá Path Tuesday của tháng tới.
Trong một động thái mới nhất, Microsoft đã ghi nhận một loạt các lỗ hổng thực thi mã từ xa ảnh hưởng đến người dùng Windows và Office, đồng thời xác nhận rằng họ đang điều tra nhiều báo cáo về các cuộc tấn công có chủ đích nhằm khai thác các lỗ hổng này bằng các tài liệu Microsoft Office độc hại.
“Tin tặc có thể tạo một tài liệu Microsoft Office được thiết kế đặc biệt cho phép chúng thực thi mã từ xa. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc nạn nhân phải mở tệp độc hại”, Microsoft chia sẻ. Mặc dù lỗ hổng vẫn chưa được giải quyết, gã khổng lồ công nghệ này cho biết sẽ cung cấp cho khách hàng các bản vá bảo mật mới thông qua quy trình phát hành hàng tháng hoặc đột xuất.
Các biện pháp giảm thiểu
Cho đến khi có bản vá cho lỗ hổng CVE-2023-36884, Microsoft khuyến cáo người dùng sử dụng Bộ sản phẩm Microsoft Defender cho Office và bật tùy chọn “Block all Office applications from creating child processes” trong tính năng “Attack Surface Reduction Rule” để cung cấp tuyến phòng thủ đầu tiên trong các lớp bảo mật nhằm bảo vệ trước các cuộc tấn công lừa đảo.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thêm tên các ứng dụng sau trong registry: HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\Internet Explorer\Main\FeatureControl\FEATURE_BLOCK_CROSS_PROTOCOL_FILE_NAVIGATION, chỉnh sửa giá trị type của REG_DWORD với data là 1:
Tuy nhiên, đáng lưu ý là việc đặt key registry để chặn các nỗ lực khai thác cũng có thể ảnh hưởng đến một số chức năng của Microsoft Office được liên kết với các ứng dụng ở trên.
Chỉnh sửa registry FEATURE_BLOCK_CROSS_PROTOCOL_FILE_NAVIGATION
Nhắm mục tiêu tại châu Âu và Bắc Mỹ
Trong một blog, nhóm tình báo mối đe dọa của Microsoft cho biết lỗ hổng CVE-2023-36884 đã bị một nhóm tin tặc Nga có tên gọi “Storm-0978” (hay RomCom) khai thác trong các cuộc tấn công mạng gần đây nhắm mục tiêu vào các tổ chức quốc phòng và chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo tài liệu trong các báo cáo được xuất bản bởi Nhóm Ứng cứu khẩn cấp máy tính của Ukraine (CERT-UA) và các nhà nghiên cứu của công ty an ninh mạng BlackBerry, tin tặc đã sử dụng các tài liệu độc hại mạo danh tổ chức “Ukrainian World Congress” để cài đặt các phần mềm độc hại, bao gồm cả trình tải MagicSpell và backdoor RomCom.
Các nhà nghiên cứu bảo mật của BlackBerry cho biết: “Nếu khai thác thành công, lỗ hổng cho phép các tin tặc tiến hành một cuộc tấn công dựa trên thực thi mã từ xa thông qua việc tạo ra một tài liệu .docx hoặc .rtf độc hại được thiết kế để khai thác lỗ hổng. Điều này đạt được bằng cách tận dụng tài liệu được chế tạo đặc biệt để thực thi phiên bản MSDT tồn tại lỗ hổng, từ đó cho phép tin tặc chuyển lệnh tới tiện ích để thực thi".
Microsoft cũng cho biết chiến dịch mới nhất của nhóm tin tặc này được phát hiện vào tháng 6/2023 liên quan đến việc lạm dụng CVE-2023-36884 để cung cấp một backdoor tương tự như RomCom.
Hữu Tài
14:00 | 04/08/2023
09:00 | 13/04/2023
14:00 | 22/02/2024
14:00 | 17/08/2023
08:00 | 18/08/2023
16:00 | 11/04/2023
10:00 | 20/09/2021
14:00 | 18/03/2025
Manus (Trung Quốc) vừa công bố sản phẩm AI Agent tự chủ đầu tiên trên thế giới khiến cả thế giới kinh ngạc. Manus đã gây chấn động cộng đồng AI toàn cầu xoay quanh vấn đề: Điều gì xảy ra khi AI ngừng xin phép và bắt đầu tự đưa ra quyết định riêng?
14:00 | 10/03/2025
Ngày 26/2, Amazon trình làng phiên bản Alexa hoàn toàn mới, tích hợp AI tạo sinh đột phá. Nhờ đó, trợ lý giọng nói này có khả năng tương tác linh hoạt, phản hồi thông minh và mang lại trải nghiệm trò chuyện chân thực hơn bao giờ hết.
10:00 | 14/02/2025
TikTok tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường công nghệ với dự án đầu tư gần 3,8 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Thái Lan. Động thái này diễn ra trong bối cảnh hàng loạt "ông lớn" công nghệ toàn cầu cũng đang đổ xô vào xây dựng các dự án điện toán đám mây tại xứ sở chùa Vàng.
13:00 | 26/12/2024
Garante - Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy đã phạt nhà sản xuất ChatGPT, OpenAI số tiền 15 triệu euro (15,66 triệu đô la) vì cách ứng dụng dữ liệu cá nhân trong đào tạo trí tuệ nhân tạo.
Ngày 07/3/2025, Google đã công bố sẽ trao 11,8 triệu USD tiền thưởng cho 660 nhà nghiên cứu đã báo cáo lỗ hổng bảo mật thông qua các chương trình Bug Bounty của công ty vào năm 2024.
14:00 | 19/03/2025